Top các bài văn khấn Tổ nghề sân khấu ngắn gọn và chuẩn nhất

VOH - Hãy cùng “bỏ túi” những bài văn khấn Tổ nghề sân khấu đầy đủ, đúng chuẩn để nghi lễ cúng giỗ Tổ nghề diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.

Cúng giỗ Tổ nghề sân khấu là dịp để các nghệ sĩ tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghề vì đã che chở cho họ được làm nghệ thuật. Vì thế, ngày này là một ngày vô cùng trọng đại với nghệ sĩ. Do đó, họ thường chuẩn bị tươm tất mọi thứ từ lễ vật, mâm cúng cho đến văn khấn. Nếu bạn đang tìm kiếm bài văn khấn Tổ nghề sân khấu thì đừng bỏ qua những gợi ý mà VOH đã tổng hợp dưới đây.

Tổ nghề sân khấu là ai?

Tổ nghề sân khấu là một khái niệm dùng để tôn vinh và kính nhớ những người đã đóng góp, xây dựng nghề sân khấu. Trong đó, có 3 vị tổ nghề sân khấu (tam vị thánh tổ) được mọi người nhắc đến thường xuyên:

  • Tiên Sư: Là người khai sáng ra nghệ thuật sân khấu.
  • Tổ Sư: Là người nối tiếp và lưu truyền nghề cho thế hệ sau.
  • Thánh Sư: Là người xuất sắc trong việc soạn tuồng.

Tuy nhiên, trong mỗi nhánh nhỏ của từng lĩnh vực sân khấu sẽ có các tổ nghề riêng, cụ thể như sau:

  • Các vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn.
  • Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú).
  • Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long.
  • Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh.
  • Ông tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự.
  • Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương.
  • Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt.
voh-van-khan-to-nghe-san-khau-1
Các nghệ sĩ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa vào Ngày Sân khấu Việt Nam - Ảnh: Báo điện tử Tổ quốc

Giỗ Tổ nghề sân khấu là ngày nào?

Vào năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 Âm lịch hằng năm làm Ngày Sân khấu Việt Nam. Nhiều hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhằm khích lệ các văn nghệ sĩ phát huy những giá trị truyền thống của nền sân khấu nước nhà. Đồng thời, sáng tạo nhiều tác phẩm để phục vụ công chúng, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh.

Bên cạnh đó, cứ đến ngày 12/8 Âm lịch hằng năm, người dân cả nước, đặc biệt là ở TPHCM, nghệ sĩ thường sắm sửa lễ vật, hương hoa cúng Tổ nghề sân khấu. Đây là thời điểm để các diễn viên, ngôi sao, đàn anh đàn chị trong nghề thăm hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Lễ vật cúng giỗ Tổ nghề sân khấu gồm những gì?

Cúng Tổ nghề sân khấu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người hoạt động nghệ thuật. Thông thường, các lễ vật cúng giỗ Tổ nghề sân khấu gồm có:

  • Ván xôi con gà (hoặc heo quay)
  • Đĩa trái cây to
  • Bình hoa tươi
  • Mâm cúng giỗ Tổ nghề sân khấu
  • Mâm cỗ mặn

Ngoài những lễ vật trên, bạn còn cần chuẩn bị thêm:

  • 5 bát cháo trắng
  • 5 đĩa bánh chay
  • 5 đĩa xôi
  • 5 bát chè
  • Đĩa muối gạo
  • Nến
  • Trầu cau
  • Nhang đèn, vàng mã
voh-van-khan-to-nghe-san-khau-2
Lễ vật thể hiện được lòng thành kính của người cúng với Tổ nghề - Ảnh: Báo Đắk Nông

Văn khấn Tổ nghề sân khấu đầy đủ, chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là nghi lễ để văn nghệ sĩ thể hiện lòng biết ơn, cầu mong sự phù hộ của Tổ nghề giúp họ thành công trong công việc nghệ thuật. Sau đây là bài văn khấn cúng Tổ nghề sân khấu chi tiết mà bạn có thể tham khảo.

Mẫu 1

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh Sư nghề sân khấu.

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh Sư nghề sân khấu thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

voh-van-khan-to-nghe-san-khau-3
Ảnh: TNO

Mẫu 2

Nam mô Tam Hoàng Ngũ Đế kỹ nghệ Tổ Sư vị tiền chứng minh.

Nam mô tam vị Thánh tổ, Tiền Sư, Tổ Sư, Thánh Sư, Tam giáo Đạo Sư, thập nhị công nghệ, lão lang đại thần cảm ứng chứng minh.

Nam mô Tiền tổ, Hậu tổ, Tiên Sư, Hậu Sư cảm ứng chứng minh.

Các vị tử nghệ vong thân cảm ứng chứng minh.

Con tên: … tuổi ….

Cư ngụ: … xã … huyện … tỉnh ….

Hôm nay, ngày … tháng … năm … là ngày giỗ tổ.

Con thành tâm sắm sửa lễ vật hương, đăng, hoa trà quả đốt nén hương dân lên án tiền, linh vị thành tâm kính mời tam vị Thánh tổ, ông tổ đờn ca tài tử, sân khấu cải lương, giáng lâm đàng tiền, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho con toàn gia an lạc, công việc hanh thông, tài đức vẹn toàn, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Được nhiều sức khỏe, có thiên tư tiếng đàn truyền cảm. Con nguyện đem tiếng đờn của mình phục vụ khán giả.

Con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cuối xin được phù hộ độ trì.

Trên đây là các chia sẻ hữu ích xoay quanh về Ngày Sân khấu Việt Nam. Hy vọng với những mẫu văn khấn Tổ nghề sân khấu được “bật mí” trong bài viết sẽ giúp bạn tiến hành nghi lễ một cách chỉn chu, trang nghiêm. Đồng thời, bày tỏ được tấm lòng của mình với Tổ nghề, Tổ nghiệp.

Đừng quên theo dõi chuyên mục Sống đẹp của voh.com.vn để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.