Chờ...

Giá cà phê hôm nay 13/10/2020: Bất ngờ lao dốc 500 đồng/kg do giá thế giới suy yếu

(VOH) - Giá cà phê ngày 13/10 bất ngờ sụt giảm sâu 500 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới lao dốc.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà về  mức 30.800 đồng/kg, tại Di Linh về ngưỡng 30.700 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 500 đồng/kg, khu vực Cư M'gar về mức 31.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  về  ngưỡng 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 500 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch ở  mức 31.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng  31.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  cũng giảm 500 đồng/kg, dao động về mức 30.900 đồng/kg. 

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  32.800đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.400 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 100 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

30,800

-500

— Lâm Hà (Robusta)

30,800

-500

— Di Linh (Robusta)

30,700

-500

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

31.400

-500

— Buôn Hồ (Robusta)

31,200

-500

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

31,100

-500

_ Ia Grai (Robusta)

31,100

-500

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

31,100

-500

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

30.900

-500

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

32,800

-500

Giá cà phê hôm nay 13/10/2020
Ảnh minh họa: internet

Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,25 triệu tấn, trị giá 2,16 tỉ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tháng 9 giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 2% về trị giá so với tháng 8/2020; tăng 8,3% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với tháng 9/2019.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,25 triệu tấn, trị giá 2,16 tỉ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tháng 9, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.880 USD/tấn, tăng 2,2% so với tháng 8/2020 và tăng 3% so với tháng 9/2019. Trong 9 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.725 USD/tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Simexco, thương nhân xuất khẩu cà phê lớn nhất Tây Nguyên, cũng dự báo sản lượng vụ thu hoạch sắp tới của Việt Nam sẽ giảm khoảng 4,8% so với vụ trước, do nhiều diện tích cà phê già cỗi phải thực hiện tái canh và nông dân đưa thêm nhiều cây trồng có giá trị vào xen canh.

Ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam nhận định hiện vẫn chưa thấy yếu tố hỗ trợ giá cà phê trong thời gian tới trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn đang ảm đạm.

Trong báo cáo mới nhất cập nhật hôm 2/9, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) mới đây đưa ra dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2019 - 2020 ước tính đạt 31,5 triệu bao trong niên vụ 2019 - 2020, cao hơn 0,7% so với niên vụ trước.

Tuy nhiên, trao đổi với người viết, ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, đồng thời là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam - Công ty TNHH MTV (VINACAFE) nhận định con số ICO đưa ra chưa thực sự chính xác bởi đợt hạn hán vừa qua ở khu vực Tây Nguyên gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng.

Giá cà phê thế giới suy giảm

Giá cà phê đồng loạt sụt giảm khi có tin mưa bao phủ khắp các vùng trồng cà phê ở Brasil và suy đoán  Fed sẽ cắt giảm lãi suất USD tại phiên họp kỳ này do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 lần hai.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1233

-27

-2.14

4442

1269

1231

1261

1260

34263

01/21

1255

-25

-1.95

5626

1290

1253

1283

1280

33671

03/21

1271

-24

-1.85

1459

1304

1269

1296

1295

23975

05/21

1287

-23

-1.76

410

1319

1285

1315

1310

10794

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

109.15

-2.40

-2.15

15910

113.35

108.55

111

111.55

97476

03/20

111.5

-2.30

-2.02

8746

115.6

111

113.45

113.8

67710

05/21

112.95

-2.25

-1.95

5852

116.95

112.5

114.95

115.2

33449

07/21

114.4

-2.20

-1.89

1439

118.35

113.95

116

116.6

29407

Mở cửa phiên giao dịch ngày 13/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm 27 USD, xuống 1.233 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1 giảm 25 USD, còn 1.255 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 giảm 24 USD, còn 1.271 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm 2,4 cent, xuống 109,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 giảm 2,3 cent, còn 111,5 cent/lb, các mức giảm cũng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Đồng Reais không có sự thay đổi do Brasil nghỉ lễ quốc gia ngày hôm qua, trong khi suy đoán vào cuối tuần này Fed sẽ cắt giảm lãi suất USD, bớt khoảng 0,25 – 0,75%, do hầu hết các thị trường chứng khoán vẫn còn lo ngại sự bùng phát đại dịch covid-19 lần hai sẽ gây nên những tác động tiêu cực chưa thể lường trước được.

Giá cà phê đồng loạt sụt giảm trên cả hai sàn kỳ hạn do dòng vốn đầu cơ quay lại thị trường chứng khoán sau khi đã bộc lộ tâm lý hoảng loạn, tháo chạy cuối tuần trước.

Dự kiến sự thanh lý chuyển đổi kỳ hạn của giới đầu cơ trước ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 11 tại sàn London sẽ giúp giá cà phê Robusta bớt tiêu cực phần nào.

Cà phê, mặt hàng nông sản chính có hoạt động kém nhất trong năm nay, có thể sẽ tăng giá mạnh trong vụ mùa tới tại Brazil do ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết La Nina, theo trang Fortune.

La Nina xảy ra khi bề mặt Thái Bình Dương lạnh đi, gây ra phản ứng dây chuyền trong khí quyển làm ảnh hưởng đến thời tiết trên toàn cầu.

Sau vụ mùa bội thu năm 2020, hiện tượng La Nina đang có nguy cơ gây sụt giảm sản lượng cà phê vào năm tới, vì hầu hết các loại cây trồng phải chịu nhiệt độ như thiêu đốt trong khi thời tiết vốn đã khô hạn từ những tháng trước do lượng mưa dưới mức trung bình.

Ở Brazil, một cường quốc nông nghiệp trên thế giới, thời tiết khô nóng khắc nghiệt đang làm mờ đi triển vọng cho tất cả các loại cây trồng từ cà phê arabica đến cam, đường và đậu nành.

Còn tại Colombia, một quốc gia trồng cà phê khác, La Nina có xu hướng mang lại những trận mưa bất lợi trên mức trung bình ảnh hưởng lớn đến quá trình trồng trọt và sản xuất cà phê.