Chờ...

Giá cà phê hôm nay 22/2/2022: Quay đầu sụt giảm

(VOH) Giá cà phê ngày 22/2 giảm mạnh 400 đồng/kg. Hiện Việt Nam đang bước vào vụ mới, nguồn cung dồi dào hơn. Giữa tháng 1, nguồn cung trong nước được bổ sung khiến giá nội địa và thế giới chịu áp lực

Giá cà phê trong nước sáng nay quay đầu giảm 400 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.100 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40,500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 400 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 400 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 400 đồng/kg, dao động ở  40,900 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 400 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  44.900 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,500

-400

Lâm Hà (Robusta)

40,500

-400

 Di Linh (Robusta)

40,400

-400

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,100

-400

Buôn Hồ (Robusta)

41,000

-400

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,000

-400

Ia Grai (Robusta)

41,000

-400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,000

-400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,900

-400

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,900

-400

FOB (HCM)

2.289

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 22/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo dữ liệu báo cáo của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê tháng 1/2022 đạt 163.324 tấn (tương đương 2,72 triệu bao), tăng 3,6% so với tháng 12/2021, nhưng lại giảm 6,5% so với ước báo cáo ban đầu do vẫn còn những vấn về logistics chưa sớm cải thiện.

Năm 2022, theo đánh giá, Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê tới 5 thị trường hàng đầu thế giới (Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Canada, Italy). Để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường này, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành cà phê cần chú trọng đến khâu truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực sản xuất.

Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần có sự thay đổi, giảm xuất khẩu cà phê nhân thô, đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan. Hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được chú trọng, giúp quảng bá và kết nối sản phẩm cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Hiện Việt Nam đang bước vào vụ mới do đó nguồn cung dồi dào hơn. Thực tế, hồi giữa tháng 1, nguồn cung cà phê trong nước được bổ sung đã khiến giá cà phê nội địa và thế giới chịu áp lực.

Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, nguồn cung cà phê của Việt Nam thiếu hụt. Điều này góp phần đẩy giá cà phê trong nước và thế giới tăng trong nửa đầu tháng 2. Xét trong dài hạn, hiện đang có 2 luồng ý kiến trái chiều xoay quanh dự báo sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ 2021 – 2022.

Theo đó, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021-2022 được Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sẽ phục hồi và tăng 2,1 triệu bao so với niên vụ trước lên 31,1 triệu bao sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước.

Với cà phê robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá có xu hướng tăng cao hơn trong 12 tháng qua, người trồng cà phê đã có động lực để tăng năng suất bằng cách sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho tưới tiêu cây cà phê trong mùa khô, thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3.

Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) cho rằng sản lượng năm 2022 sản lượng sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây.

Giá cà phê thế giới suy giảm

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 22/2,  giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 15 USD/tấn ở mức 2.256 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 21 USD/tấn ở mức 2.234 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York tạm nghỉ ngày đầu tuần. Giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giữ ở mức 246,85 cent/lb, giao tháng 5/2022 ở mức 246 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 22/2/2022: Quay đầu sụt giảm 2
Giá cà phê hôm nay 22/2/2022: Quay đầu sụt giảm 3

Tuần trước, lo ngại xung đột địa chính trị giữa Nga – Ukraina đi kèm với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm kích thích kinh tế và nâng lãi suất cơ bản USD khá mạnh tay tại phiên họp chính sách sắp tới nhằm ngăn chặn lạm phát vượt mức “chưa từng thấy”, đã thu hút dòng vốn đầu cơ tiếp tục chảy mạnh về các tài sản trú ẩn và các sàn hàng hóa có tính thanh khoản cao.

Trong quý đầu tiên của niên vụ 2021-2022, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm mạnh 19,2%, xuống còn 15,3 triệu bao từ mức 18,9 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.

Xuất khẩu từ hai nhà sản xuất lớn nhất trong khu vực này là Brazil và Colombia giảm lần lượt là 25,8% và 8,4% trong quý đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại, xuống còn 10,2 triệu bao và 3,3 triệu bao.

Trái lại, xuất khẩu cà phê của ba quốc gia gồm Bolivia, Ecuador và Peru tăng lên 1,8 triệu bao so với 1,6 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.

Xuất khẩu cà phê của khu vực Trung Mỹ và Mexico trong quý đầu tiên của niên vụ 2021-2022 đạt 1,8 triệu bao, tăng so với 1,4 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021.

Guatemala, Honduras, Mexico và Nicaragua là những quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu trong khu vực, chiếm 91,9% tổng khối lượng tăng thêm.

Tương tự, xuất khẩu của châu Phi tăng lên 3,2 triệu bao trong quý đầu tiên của niên vụ cà phê 2021-2022, tăng so với mức 3 triệu bao trong quý đầu tiên của niên vụ 2020-2021.

Hai nhà xuất khẩu lớn nhất trong khu vực, Ethiopia và Uganda là hai động lực chính của sự gia tăng này với xuất khẩu đạt lần lượt là 0,9 triệu bao và 1,6 triệu bao.