Cây phong đỏ tuy mới được du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng đã gây được sự chú ý bởi vẻ đẹp thu hút của nó. Hãy cùng khám phá những ý nghĩa, biểu tượng của cây phong đỏ và cách trồng cây phong đỏ tại nhà như nào nhé!
Cây phong đỏ (Nguồn: Internet)
Ý nghĩa lá phong
Những điều thú vị về lá phong
Cây phong đỏ được biết đến như một biểu tượng tại các đất nước ôn đới, nơi có khí hậu lạnh giá. Cây phong đỏ được chọn lựa để trồng trên khắp các đường phố, công viên, khu nghỉ dưỡng, nhà ở, trường học. Theo thời gian, cây phong đỏ được du nhập vào các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Lá phong được nhắc đến trong các tác phẩm văn học: Hai cây phong (Aitmatov),...và được in trên quốc kỳ của Canada như một biểu tượng của đất nước và người dân nơi đây.
Tại những nước Châu Á, cây phong lá đỏ được cho là thích hợp với những người mang mệnh Hỏa, mệnh Thổ và đem may mắn, thịnh vượng đến cho họ. Cây phong đỏ còn là biểu tượng cho sự may mắn, xua đuổi tà khí và đón vượng khí vào nhà.
Quốc kỳ của Canada mang hình lá phong (Nguồn: Internet)
Tại Việt Nam cây phong đỏ được trồng chủ yếu ở Đà Lạt. Nơi đây có một rừng lá phong đỏ nổi tiếng địa chỉ tại số 45 Đặng Thái Thân, Phường 3, TP. Đà Lạt. Chủ đầu tư là công ty TNHH Vĩnh Xuân. Ý tưởng của khu rừng này được lấy cảm hứng từ “Vườn địa đàng” của nhà sử học Eric T. Jenning trong tác phẩm “Đỉnh cao đế quốc”.
Tổng diện tích khu du lịch lên đến 4.84 ha, số lượng cây phong lên đến khoảng hơn 2000 cây, 20.000 cây tùng bút, 500 cây anh đào và 2000 cây chè Shan tuyết, hàng trăm cây lá kim quý hiếm bản địa, nhiều cây thảo dược và đa dạng các loài hoa khác.
Giá vé vào cửa của khu rừng chỉ từ 50.000 nghìn/người lớn, và 35.000/trẻ em. Vào khu rừng bạn có thể thỏa thích ngắm nhìn khung cảnh và các kiến trúc độc đáo tại nơi đây. Rừng phong đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút của Đà Lạt.
Rừng phong Đà Lạt (Nguồn: Internet)
Cách trồng cây lá phong đỏ
Cây phong lá đỏ là giống cây nho thân gỗ quý hiếm. Nhờ các kỹ thuật nhân giống hiện đại mà ngày nay cây phong ngày càng trở nên phổ biến. Giá cây phong đỏ ươm trồng được rao bán trên thị trường khoảng: 350 - 500 nghìn/cây.
Cây phong có nhiều giống đa dạng, gồm ba nhóm cơ bản:
-
Nhóm Palmatum: Có số tay lá từ 5 - 7 thùy
-
Nhóm Dissectum: Lá sẫm màu với những chiếc lá có hình răng cưa, mỗi lá có 5-9 thùy
-
Nhóm Linearilobum: Có số tay lá là 5 thùy, với một thùy rất dài.
Nhiệt độ trồng cây lá phong đỏ
Cây phong lá đỏ tại các nước ôn đới phát triển tốt trong môi trường khắc nghiệt từ rặng núi khô, sườn núi, đầm lầy… Sau một thời gian du nhập và trồng tại Việt Nam, cây đã phát triển tốt với điều kiện khí hậu mát mẻ, tuy nhiên cần lưu ý không trồng cây tại những nơi có quá nhiều ánh nắng vì nhiệt độ cao có thể làm cây bị cháy và rụng hết lá. Chính vì điều này nên việc trồng cây phong đỏ tại Việt Nam rất khó khăn, chỉ có 1 số vùng miền núi cao, khí hậu ôn hòa mới có thể trồng. Tất nhiên bạn cũng có thể tạo môi trường mát mẻ nhân tạo để trồng cây.
Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
-
Đất trồng: Cây phát triển tốt trong điều kiện đất ẩm ướt, khô, phát triển tốt nhất trong điều kiện thoát nước tốt.
-
Độ ẩm: Cần lưu ý tưới nước cho cây vào những ngày mùa hè và đông khi thời tiết khô hạn hoặc lạnh giá, cây trồng trong chậu cũng cần lưu ý vào mùa mưa phải tạo thông thoáng cho đất.
Cây phong đỏ trồng trong chậu (Nguồn: Internet)
Cây phong đỏ chủ yếu được ươm trồng theo hai cách: gieo hạt và cắt mầm từ gốc cây.
Trồng phong bằng cách gieo hạt: Cách gieo trồng này tương tự như cách trồng hạt táo
Bước 1: Ngâm hạt
Ngâm hạt phong lá đỏ trong nước nóng từ 24 - 48 giờ
Bước 2: Làm mát hạt
Cho hạt giống vào ngăn làm mát khoảng 3 tháng
Bước 3: Gieo hạt
Đem hạt giống sau khi làm mát ra gieo trực tiếp xuống vườn ươm. Thời gian gieo hạt lý tưởng là vào mùa thu.
Bước 4: Trồng cây
Thời gian đầu cây được trồng trong các chậu ở trong vườn ươm. Sau khi cây đã cứng cáp hơn thì đem ra ngoài trồng. Cây phong trưởng thành được gieo trồng bằng phương pháp này có thể cao từ 4 - 5 m.
Cây phong trong vườn ươm (Nguồn: Internet)
Trồng bằng phương pháp cắt mầm từ gốc cây phong lá đỏ
Cây được trồng bằng phương pháp này có ưu điểm là cây lên nhanh, tuy nhiên thì độ cao chỉ có thể đạt từ 2.5 - 3m so với những cây được gieo trồng từ hạt nguyên bản.
Cây phong đỏ (Nguồn: Internet)
Nhưng lưu ý khi trồng cây lá phong đỏ
-
Thời điểm thích hợp để thay chậu: tháng 3. Thời điểm không tốt: mùa thu, khi lá cây bắt đầu rụng và ngả sang đỏ, cam
-
Thời điểm thích hợp để bón phân: từ giữa tháng 2. Lưu ý nếu bạn trồng cây phong bonsai trong chậu thì không bón phân cho đến tháng 5.
-
Mùa xuân là thời điểm mà bọ chét, côn trùng phát triển mạnh, cần lưu ý phun thuốc diệt trừ cho cây. Mùa hè cần lưu ý diệt nấm cho cây.
-
Không cần bón phân quá nhiều cho cây phong vì loài này có bộ rễ lớn. Trong ba năm đầu là thời điểm bón phân thích hợp nhất để cây phát triển tốt.
-
Cây phong đỏ khi trưởng thành sẽ có những đặc điểm sau:
-
Vỏ cây: khi còn non thân cây mảnh, nhỏ, vỏ cây mịn màng, màu xám sáng, giống vỏ cây sồi. Khi cây trưởng thành có màu sẫm hơn, vỏ xù xì và có vảy.
-
Cành cây: có màu đỏ tươi hoặc tối, không có mùi ngay cả khi bị cắt hoặc hỏng.
-
Chồi: rộng, tù cánh, màu đỏ, nụ đầu cành lớn hơn một chút so với nụ bên.
-
Lá cây: có ba thùy, có các răng cưa nhỏ, không sắc. Khe giữa thùy nông và sắc nét góc cạnh. Vào mùa hè, lá cây có màu xanh nhạt và chuyển trắng ở dưới. Cây sẽ rụng lá vào mùa thu và chuyển sang màu đỏ, cam.
-
Hoa của cây: có màu đỏ hoặc đỏ cam, rủ xuống thành từng cụm.
-
Quả, hay còn gọi là phím phong (Samaras), thường chín vào cuối hoặc đầu tháng 6, trước khi rụng lá. Hạt lá phong có màu đỏ và được dùng để ươm.
Cách chăm sóc cây phong đỏ
-
Chọn loại đất tốt và có khả năng thoát nước cao. Hố đất nên được đào sâu để đất có thể giữ rễ. Không nên nén đất quá chặt.
-
Phong lá đỏ không chịu được nắng gắt và nhiệt độ cao. Có thể trồng xen canh để tránh nắng mùa hè.
-
Trồng cây tại những nơi tránh gió trực tiếp, che chắn tốt vì gió có thể đánh gãy cây và làm mất nước.
-
Giữ cho cây mức nước vừa phải trong những tháng nóng hoặc trong mùa hanh khô. Không nên tưới quá nhiều gây ngập úng.
-
Sử dụng phân bón tốt để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Phân bón phân hủy chậm là một lựa chọn hữu ích trong mùa hè.
Cần lưu ý độ ẩm cho cây phong đỏ (Nguồn: Internet)
Cách phòng chống các bệnh thường gặp ở cây phong lá đỏ
-
Rệp: rệp bám vào thân cây phong, có khả năng thay đổi màu sắc với màu thân cây mà nó ký sinh, phun thuốc trừ rệp để loại bỏ.
-
Sên và ốc sên hại lá: Thường phá hoại vào buổi tối và ẩn nấp vào ban ngày, đối với loại sâu bọ này thì cần phải kiểm tra thường xuyên để loại bỏ.
-
Bạc lá: Bệnh bạc lá ở cây phong thường có biểu hiện là những đốm nhỏ xuất hiện trên lá và lan dần trên bề mặt lá. Cây phong bị bạc lá trong điều kiện ẩm ướt. Để phòng chống cần tránh để cây quá ẩm ướt đặc biệt là vào buổi chiều, tối, nên cải thiện bề mặt thoáng khí cho cây.
-
Nấm bệnh: triệu chứng nấm bệnh của cây phong lá đỏ là xuất hiện các vệt màu nâu hoặc đen trên cành và thân cây, bệnh này dễ lây lan nếu không vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cắt tỉa, làm lây lan sang các thân và cành khỏe mạnh khác.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản để bạn có thể bắt tay vào trồng một cây phong cho mình. Chúc các bạn có thể áp dụng thành công.