Tiêu điểm: Nhân Humanity

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Lấy lại đà tăng trưởng vốn có

(VOH) – Năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng mạnh mẽ, vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Chiều 17/12, tại Hà Nội, diễn ra phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023".

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Lấy lại đà tăng trưởng vốn có 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5.

Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng, thế giới đang đứng trước những thách thức lớn bởi tác động nhiều chiều. 

Trong bối cảnh đó, năm 2022, kinh tế Việt Nam mặc dù không tránh khỏi những tác động bất lợi nhưng đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có. 

Kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 11 tháng tăng 8,6%...

Tổng thu ngân sách đến hết tháng 11/2022 đã vượt 16,1% dự toán và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. 

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Lấy lại đà tăng trưởng vốn có 2
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị.

Năm 2022, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức cần có những quyết sách đúng đắn kịp thời để đảm bảo phục hồi vững chắc. 

Sự suy yếu nhanh chóng của tổng cầu thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp lên các đơn hàng sản xuất trong nước.

Bối cảnh tình hình thế giới và khu vực năm 2023 cũng được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. 

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn khi phải cùng lúc đối mặt với 2 vấn đề rất khó giải quyết đó là suy giảm kinh tế đi liền với lạm phát tăng cao. 

Những bất cập, hạn chế từ nội tại của nền kinh tế cùng với bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến bất lợi, có nhiều vấn đề mới phát sinh...

Đặt ra thách thức gay gắt đối với ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng trong nước; tác động trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển cả trước mắt và dài hạn. 

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, nhận diện đúng các cơ hội, khó khăn thách thức và đề xuất các chủ trương, chính sách thích ứng phù hợp là điều kiện cần để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Bình luận