Hiện nay, Thành phố đóng góp khoảng 20% GDP, 30% giá trị sản xuất công nghiệp, 30% tổng thu ngân sách cả nước, đứng đầu về mức bình quân GDP. Song song với phát triển kinh tế bộ mặt đô thị Tp cũng thay đổi từng ngày.
Đại lộ đông tây đoạn qua quận 6. |
Khó có thể kể hết những thành tựu trong phát triển hạ tầng, kiến trúc TP suốt mấy mươi năm qua. Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, mạng lưới giao thông TP ngày càng phát triển rộng khắp.
Từ cuối năm 2009 đến nay khoảng cách giữa trung tâm TP và các quận phía Nam TP như ngắn lại khi đại lộ Đông tây được thông xe.
Dự án đại lộ Đông Tây có tổng chiều dài 21,98 km bao gồm 1,49 km đường hầm vượt sông Sài Gòn. Cùng với dự án Đại lộ Đông Tây, các tuyến đường ven kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hủ đi qua địa bàn các quận 1, 4, 5, 8 được nâng cấp mở rộng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng khu vực phía Tây thành phố.
Không chỉ có vậy, sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng, cầu Phú Mỹ đã nối liền hai bờ sông Sài Gòn phía Q.7 và Q.2 góp phần hoàn thiện hệ thống đường vành đai và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội phía Đông và phía Nam thành phố.
Bên cạnh đó, việc cầu Thủ Thiêm đã chính thức được đưa vào hoạt động sẽ có vai trò kết nối khu trung tâm hiện hữu với quận 2 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải dự báo:
Khi áp lực giao thông trong khu vực, nhất là cầu Sài Gòn được giảm thiểu việc đi lại vận chuyển hàng hóa với các quận 9, Thủ Đức được dễ dàng thuận tiện hơn rất nhiều còn quận 2 sẽ thật sự trở thành quận trung tâm, có nhiều điều kiện hơn trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Rồi đây, bà con TP có dịp bước chân trên những con đường thẳng tấp, những cây cầu diễm lệ thênh thang vươn mình qua những những con kênh hoặc nối liền trung tâm thành phố với các vùng sâu, vùng xa và các địa phương trong khu vực miền Đông- miền Tây Nam bộ, trở thành mạch máu của nền kinh tế. Không bao lâu nữa những công trình ấy sẽ tạo nên sức bật mới cho kinh tế xã hội TP. Ông Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật xây dựng TP cho rằng:
Khu vực phía Nam TP cũng đang chuyển mình mạnh mẽ và càng vững chắc hơn khi Công ty phát triển công nghiệp Tân Thuận và Tập đoàn DP World (Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) vừa tổ chức vận hành cảng đầu tiên trong cụm cảng Hiệp Phước. Cảng đạt tiêu chẩn quốc tế và có quy mô lớn nhất nước. Với 4 khu chức năng: cảng, khu công nghiệp - dịch vụ cảng, khu trung tâm thương mại- hành chính- văn phòng và khu dân cư quy mô khoảng 200 ngàn dân, diện tích 3.600 ha, có thể nói đây là dự án rất quan trọng khởi nguồn cho sự ra đời một khu đô thị Cảng Hiệp Phước, khu đô thị cửa ngõ phía nam TP.HCM, khu đô thị cảng Hiệp Phước sẽ có vai trò, chức năng quan trọng không chỉ đối với TP.HCM mà còn với miền Đông, Tây Nam Bộ. Bởi khu đô thị này có hệ thống cảng biển hiện đại, quy mô lớn. Đây là đầu mối trung chuyển phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Sau hơn 35 năm qua, khối lượng nhà ở, công trình xây dựng rất lớn, gấp 3-4 lần so với trước năm 1975. Dự kiến từ nay đến năm 2020, nhu cầu xây dựng tiếp tục tăng lên gấp 4-5 lần. Trong tương lai những khu đô thị hiện đại như Phú Mỹ Hưng, Khu đô thị Tây Bắc, Cát Lái…sẽ tô thắm thêm cho TP những gam màu rực rỡ, những công trình kiến trúc đồ sộ. Công trình xây dựng ngày càng nhiều nhưng việc phát triển kiến trúc đô thị không làm thay đổi những nét đặc trưng hơn 300 năm qua của Sài Gòn- TPHCM. Trong công tác lập quy hoạch các nhà chuyên môn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống. Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP Khương Văn Mười nói:
Và trong tương lai không xa, TP còn triển khai thực hiện các tuyến xa điện ngầm, đường trên cao, đường Hầm Thủ Thiêm, đường vượt sông đầu tiên của cả nước cũng sắp hoàn tất…Thành tựu đó không thể có nếu không nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành năng động hiệu quả của Nhà nước cùng khát vọng vươn lên của người dân TP./.
Đình Sang