Phạm vi công nhận toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Phú Quốc hiện hữu. Trong đó khu vực nội thành dự kiến gồm toàn bộ địa giới hành chính của 2 phường (An Thới và Dương Đông) và 7 xã, gồm: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Cửa Cạn, Cửa Dương, Bãi Thơm và xã đảo Thổ Châu.
Phú Quốc hiện phát triển mạnh mẽ, để lại nhiều dấu ấn. Năm 2023, địa phương có tổng thu ngân sách hơn 7.812 tỷ đồng và thu hút 321 dự án đầu tư với diện tích sử dụng đất khoảng 10.652ha, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 412.000 tỷ đồng.
Năm 2020, thành phố Phú Quốc đạt đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kiên Giang và là một trong ba thành phố trọng lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Năm 2024, Phú Quốc có tổng thu ngân sách hơn 8.900 tỷ đồng; ước đón khách du lịch khoảng 6 triệu lượt, trong đó gần 1 triệu lượt khách quốc tế.
Hạ tầng giao thông Phú Quốc được quan tâm đầu tư khang trang với đường trục chính nam -bắc đảo Phú Quốc, đường vòng quanh đảo, các tuyến đường trung tâm, các tuyến giao thông nông thôn đã tạo điều kiện giao thông nội đảo thuận lợi.
Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc và cảng biển quốc tế An Thới đã giúp địa phương thuận tiện giao thương hàng hóa. Dự án điện cáp ngầm 110KV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc và tuyến 220KV Kiên Bình - Phú Quốc đã vận hành, đảm bảo nguồn cung điện cho Phú Quốc đến năm 2040.