Theo ghi nhận của phóng viên, tại chùa Vĩnh Nghiêm, (ở quận 3), một trong những trung tâm hành hương quan trọng của phật tử thành phố cũng như du khách trong và ngoài nước, trước và sau giờ lễ, điện thờ chính của chùa Vĩnh Nghiêm tấp nập người ra vào thắp nhang lễ Phật và cầu khấn, trong đó không thiếu các nam thanh nữ tú.
Bà Nguyễn Thị Hiền, một người dân ở quận 3 cho biết, đi chùa vào rằm tháng Giêng là một việc làm thường xuyên dù gia đình không theo đạo phật. Đối với bà, đi lễ chùa không hẳn vì tín ngưỡng, tôn giáo mà chính là để cảm nhận không khí lễ hội của mùa xuân đang tràn ngập khắp nơi và để thanh tịnh lòng mình. Bà nói:
So với Rằm tháng 4 (Ngày Phật đản), Rằm tháng bảy (Vu lan) thì ngày rằm tháng Giêng đi chùa, ngoài lễ bái, thì trong niềm tin của nhiều người, xin được một chút lộc của nhà chùa sẽ được may mắn cả năm. Nhiều người tin rằng, dịp này đi chùa cầu gì thì dễ được điều đó, người chưa có gia thất thì cầu duyên; người khó khăn đường con cái thì cầu tự; người buôn bán làm ăn thì cầu tài cầu lộc...
Bà Lê Thị Ngọc, một người dân ở quận 1 chia sẻ:
Để đảm bảo an ninh trật tự và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hạn chế đốt nhang, vàng mã tại các chùa chiền, nhiều khẩu hiệu nhằm kêu gọi chư tăng, phật tử và người dân hưởng ứng như “mỗi người đốt một nén nhang, cầu nguyện, lòng thành sẽ được hiển linh”. Ông Nguyễn Văn Nữu, gia đình phật tử chùa Vĩnh Nghiêm nói:Trong quan niệm của đạo Phật, Rằm tháng Giêng, còn được gọi là Thượng nguyên giai tiết, là ngày rằm đầu năm, nên người đi chùa hướng tâm cầu nguyện cho bản thân, gia đình, gia đạo được bình an, may mắn, đắc tài đắc lộc trong năm mới.