Đăng nhập

TP.HCM Tin học hóa ngành Tòa án

(VOH) - Từ nhiều năm nay, ngành Tòa án nhân dân TP đã liên tục cập nhật, ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý, xét xử của ngành. Việc làm này đã được người dân hoan nghênh. Kết quả bước đầu đã cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tòa án đã thật sự là hướng đi đúng trong cải cách tư pháp hiện nay.

 

 

TP.HCM Tin học hóa ngành Tòa án

 

(VOH) - Từ nhiều năm nay, ngành Tòa án nhân dân TP đã liên tục cập nhật, ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý, xét xử của ngành. Việc làm này đã được người dân hoan nghênh. Kết quả bước đầu đã cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tòa án đã thật sự là hướng đi đúng trong cải cách tư pháp hiện nay.

 

img thumbXem toàn màn hình  
Người dân đang truy cập thông tin tại tòa án TPHCM. Ảnh: Nguyễn Văn Quynh

Trước đây, khi đến giao dịch tại Tòa án nhân dân TP người dân đều có chung phàn nàn là thời gian chờ đợi quá lâu, quy trình chậm chạp, thiếu khoa học. Tuy nhiên, từ ngày ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lí tòa án thì mọi hoạt động đều trở nên nhanh gọn, không còn mất thời gian như trước. Ngày nay, khi người dân đến nộp đơn, cán bộ nhận đơn sẽ nhập vào máy những thông tin liên quan đến vụ kiện, sau đó in biên nhận đơn và chuyển đến tổ thụ l‎ý. Nếu vụ kiện được thụ lý thì trong khoảng 1 tuần người dân sẽ nhận được kết quả của Tòa. Ngoài ra, để tạo thuận tiện hơn cho người đến liên hệ, Tòa án nhân dân TP còn trang bị thêm máy tính màn hình cảm ứng đặt ngay phía trước tòa. Đến đây, người dân dễ dàng tra cứu dữ liệu như: thời gian xét xử, phòng xét xử, tên thẩm phán giải quyết…. Chị Nguyễn Thị Diễm Trang ngụ tại quận 1 đến để theo dõi tình hình xét xử của người bạn cho biết về sự thuận tiện của thiết bị mới này:

 

 

Hầu hết các chương trình quản lý đều được nối mạng nội bộ đến từng lãnh đạo ngành tòa án. Chỉ cần nhập tên thẩm phán là ban lãnh đạo có thể biết được tiến trình vụ việc, số lượng án đang giải quyết, án quá hạn để kịp thời điều chỉnh việc phân công một cách hợp lý. Anh Trần Ngọc Mỹ, Thư ký thụ lý mảng hình sự nhớ lại, trước đây mỗi hồ sơ vụ án phải xử lý mất hai, ba ngày nhưng từ khi ứng dụng công nghệ thông tin thì chỉ còn khoảng 10 phút. Anh đã chia sẻ:

 

 

Có thể thấy các chương trình thụ l‎ý, giải quyết các loại vụ án, thi hành án dân sự, quản l‎y hồ sơ tại Tòa án nhân dân TP đã phát huy tối đa hiệu quả. Đặc biệt đối với án dân sự có đông người tham gia tố tụng, tranh chấp phức tạp, việc giải quyết thường kéo dài so với thời gian luật định, Tòa án TP đã xây dựng chương trình theo dõi án quá hạn để kịp thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đến từng thẩm phán, qua đó nắm được các nguyên nhân của việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Nếu xét thấy lỗi do chủ quan của nhân viên tòa án thì nhân viên đó sẽ bị kiểm điểm, viết bản tường trình rõ vụ việc. Nhờ vậy mà hạn chế những tiêu cực trong ngành tòa án, tạo niềm tin trong nhân dân ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ. Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2008, ngành tòa án TP không có trường hợp nào vi phạm kỷ luật về phẩm chất đạo đức. Bà Trần Thị Hồng Việt, Phó Chánh văn phòng Tòa án nhân dân TP, cho biết:

 

 

TP.HCM được xem là địa phương tiên phong trong việc cải cách tư pháp. Rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã đến Tòa án TP để được chia sẻ kinh nghiệm. Phát huy kết quả này, trong thời gian tới, Phó chánh văn phòng Tòa án TP Trần Thị Hồng Việt cho biết sẽ tiến hành tin học hóa ở cả 24 quận huyện để mọi người dân thành phố được hưởng tiện ích của công nghệ thông tin mỗi khi đến giao dịch tại tòa.

 

Hiện nay Tòa án nhân dân TP hiện có khoảng 370 thẩm phán, trong khi số vụ án mỗi năm một tăng. Trong năm 2007 số vụ án đã là trên 40 ngàn, chiếm khoảng ¼ so với cả nước. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản l‎ý án tại các quận, huyện là rất cần thiết. Và điều mà chúng tôi nghĩ rằng kết quả từ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tòa án sẽ góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ của ngành.

 

Công Minh

Bình luận