Trị mụn tại nhà tuy giúp chúng ta chủ động về thời gian và kinh phí nhưng lại có nhược điểm là cho hiệu quả tương đối chậm và không phù hợp với tất cả các loại mụn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình thuộc một trong những nhóm đối tượng được liệt kê dưới đây thì hãy cân nhắc đến việc thăm khám với bác sĩ có chuyên môn càng sớm càng tốt.
1. Mụn nổi dày đặc và có kích thước lớn
Mụn mủ hoặc mụn nang thường có kích thước lớn, mọc trên toàn bộ khuôn mặt, nổi dày và đi kèm với việc bị sưng tấy. Đây chính là một trong những biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm vừa khó điều trị vừa dễ để lại những tổn thương như thâm, sẹo.
Với những loại mụn ảnh hưởng sâu vào da như thế này, việc tự xử lý tại nhà thường không đem lại kết quả lại tốn thời gian, tốn tiền bạc, tốn công sức thậm chí là khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất là bạn nên thăm khám và điều trị với bác sĩ da liễu, thực hiện càng sớm nguy cơ để lại nhược điểm trên da sẽ càng ít.
Xêm thêm: ‘Xóa sổ ’mụn trứng cá bằng 11 phương pháp được bác sĩ da liễu chỉ định
2. Mụn không cải thiện sau khi tự điều trị tại nhà
Thông thường, có hai lý do khiến bạn trị mụn tại nhà không hiệu quả. Một là áp dụng cách trị mụn, sản phẩm trị mụn không đúng cách, không phù hợp; hai là áp dụng cách trị mụn, sản phẩm trị mụn vốn không có tác dụng hay nói cách khác là không “đủ đô” với loại mụn đang được điều trị. Dù là trường hợp nào thì giải pháp tốt nhất trong tình huống này cũng là tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ có chuyên môn.
Xem thêm: 6 biện pháp trị mụn tại nhà khiến mụn phải ‘đầu hàng’ cấp tốc
Mụn trứng cá từ nhẹ cho đến trung bình có thể biến mất sau khoảng 4 – 6 tuần khi chúng ta sử dụng sữa rửa mặt, kem, gel… trị mụn có chứa benzoyl peroxide hoặc salicylic acid. Đương nhiên, trong quá trình này, thói quen skincare, chế độ ăn uống và lối sống cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nếu bạn đã làm tốt những điều kể trên mà tình trạng mụn vẫn có xu hướng kéo dài, không được cải thiện đôi khi là nặng thêm thì hãy cân nhắc đến việc chuyển sang điều trị với bác sĩ và các loại thuốc được kê đơn.
Xem thêm: 5 sai lầm khiến công sức trị mụn của bạn ‘đổ sông đổ biển’
3. Mụn dễ để lại sẹo
Mụn viêm không chỉ khó điều trị mà còn dễ để lại thâm, sẹo hay những tổn thương da vĩnh viễn. Do đó, nếu loại mụn của bạn thuộc dạng nặng như mụn nang thì đừng cố tự điều trị tại nhà. Các sản phẩm không kê đơn và cách chăm sóc, cách nặn mụn không đúng sẽ chỉ khiến cho vấn đề trở nên dai dẳng, rắc rối. Muốn đẩy nhanh quá trình chữa lành và hạn chế mức độ nghiêm trọng của mụn cũng như sự phát triển của sẹo, chúng ta cần thăm khám với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Lời khuyên này cũng được áp dụng cho những ai sở hữu cơ địa dễ bị sẹo.
Xem thêm: ‘Né nhanh’ sẹo thâm chi chít sau mụn nhờ 6 nguyên tắc cực đơn giản
4. Mụn gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, cảm xúc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị mụn trứng cá hoàn toàn có thể gặp phải vấn đề tâm lý như stress, trầm cảm, lo âu, tự ti… Nói cách khác, mụn trứng cá không chỉ để lại hậu quả trên da mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc và cách cư xử của một người.
Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy vấn đề da này khiến bản thân cảm thấy khó chịu, lo lắng, mất tự tin, tác động không tốt đến cuộc sống, công việc… thì hãy gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả, lành mạnh cùng chu trình skincare khoa học và hợp lý sẽ giúp chúng ta nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng cho cả làn da lẫn cảm xúc.
Xem thêm: 6 dấu hiệu cho thấy stress đang ‘tàn phá’ ngoại hình của bạn
Trị mụn tại nhà luôn là lựa chọn đầu tiên cũng là lựa chọn phù hợp nhất với các loại mụn thuộc cấp độ từ nhẹ cho đến trung bình. Tuy nhiên, với những loại mụn phức tạp và dễ để lại hậu quả nghiêm trọng như 4 trường hợp ở trên thì tốt nhất bạn nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để được cung cấp phương pháp điều trị hiệu quả.
Nguồn ảnh: Internet