Khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ cần tập trung vào việc học và các nhiệm vụ quan trọng khác. Dưới đây là 6 cách giúp trẻ tăng khả năng tập trung hơn.
Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ
Cha mẹ nên tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh ngay tại nhà, hãy tạo một góc học tập cho trẻ bao gồm bàn ghế và sách vở. Không cần trang trí quá nhiều chi tiết mà chỉ cần sắp xếp mọi thứ gọn gàng, sạch sẽ để tạo được không gian thoải mái cho trẻ.
Khi trẻ học, cha mẹ không nên gây ồn ào có thể làm trẻ mất tập trung. Hãy tắt các thiết bị như: tivi, máy tính, điện thoại, trò chơi điện tử và không nên cho trẻ nhìn thấy chúng.
Chia nhỏ công việc của trẻ
Do trẻ tăng động giảm chú ý thường hay mất tập trung, rất dễ bị phân tâm bởi những nhân tố tác động từ bên ngoài và thường quên mất bản thân đang làm gì.
Vì vậy, cha mẹ cần tạo cho con một không gian yên tĩnh để tập trung học bài, tránh tiếng ồn để hạn chế sự phân tâm ở trẻ.
Trẻ tăng động thường nhanh chán và dễ bỏ cuộc giữa chừng vì khó có thể tập trung trong thời gian dài. Chính vì thế, với một nhiệm vụ lớn, cha mẹ nên chia thành nhiều mục tiêu nhỏ để trẻ dễ dàng hoàn thành và thấy hứng thú hơn với nhiệm vụ tiếp theo.
Tạo thói quen cho trẻ
Để tạo cho trẻ một thói quen tốt không hề dễ dàng nhưng không phải là không thực hiện được. Cha mẹ cần thiết lập thói quen cho trẻ một cách từ từ.
Nhằm giúp rèn luyện sự tập trung, cha mẹ hãy tạo cho trẻ một thời khóa biểu những lịch trình hàng ngày, bao gồm những hoạt động, mục tiêu trẻ phải thực hiện, thời gian nghỉ ngơi.
Lên kế hoạch cho mọi việc
Lập kế hoạch là một trong những thói quen hữu ích hỗ trợ trẻ nâng cao khả năng tập trung. Chính vì vậy, cha mẹ có thể rèn luyện trẻ học tập và vui chơi theo một lộ trình được vạch sẵn.
Cha mẹ hãy hỗ trợ trẻ lập ra lịch trình cá nhân của trẻ theo từng ngày. Sau đó, cần đảm bảo họ thực hiện đúng theo lộ tình đó nhằm tạo thói quen hữu ích cho trẻ.
Thời gian đầu thực hiện lên kế hoạch, cha mẹ hãy đồng hành cùng họ và thực hiện việc làm tương tự để làm mẫu và tạo động lực cho trẻ.
Thường xuyên khen ngợi, khích lệ trẻ
Cha mẹ hãy khen ngợi vì sự nỗ lực của trẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nào đó như học tập, hoàn thiện bản thân. Ngay cả khi trẻ đạt được kết quả chưa tốt nhưng nếu thấy trẻ đã cố gắng hết sức thì cha mẹ vẫn nên động viên, khích lệ tinh thần của trẻ.
Tuy nhiên, lời khen cũng cần được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, cha mẹ cũng nên cân nhắc khi nói những lời khen. Thay vì cứ ca tụng, tán dương sẽ khiến trẻ bị ảo tưởng về khả năng của chính mình, cha mẹ có thể động viên trẻ đã làm đúng, làm tốt.

Đưa ra nhiệm vụ hàng ngày hoặc trách nhiệm
Hãy cho trẻ một vài công việc hàng ngày để thực hiện điều này sẽ giúp cải thiện sự tập trung của trẻ. Cha mẹ thường lo lắng về cách tăng sự tập trung ở trẻ nhưng thường câu trả lời nằm ở nhiều hoạt động hàng ngày của chúng ta.
Yêu cầu trẻ sắp xếp sách truyện hoặc bộ sưu tập sách theo thứ tự bảng chữ cái cũng là những công việc đơn giản hàng ngày mà cha mẹ cần hướng dẫn để trẻ thực hiện.
Thiếu tập trung là nguyên nhân của nhiều vấn đề khi một đứa trẻ đi học. Bằng cách khuyến khích các hoạt động đơn giản, cha mẹ có thể giúp trẻ tăng cường mức độ chú ý của mình.
Giữ cho con luôn có động lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ sẽ là cách tốt nhất để giúp trẻ học tập tốt tại trường và trưởng thành hơn trong cuộc sống.