Cẩn thận “sập bẫy” với ba thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay
Nhiều đối tượng thực hiện những hành vi lừa đảo tinh vi khác nhau và các thủ đoạn ngày càng nhiều, dẫn dụ người dân và làm họ “sập bẫy”
Vừa qua các cơ quan công an đã bắt và khởi tố nhiều đối tượng thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng đã đưa ra những cảnh báo cho người dân về 3 hành vi lừa đảo bổ biến trên không gian mạng thời gian vừa qua.
Tiếp tục tái diễn thủ đoạn lừa cài ứng dụng thuế giả mạo
Thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp nhận được những cuộc gọi, tin nhắn đến từ các đối tượng giả mạo là công chức thuế tại các chi cục thuế đề nghị cài đặt các ứng dụng của ngành thuế.
Ngay sau đó nếu người dùng làm theo các hướng dẫn cài đặt phần mềm thuế giả mạo thì tiếp theo chúng đánh cắp và chiếm đoạt thông tin các tài khoản mạng, tài khoản ngân hàng của nạn nhân và thực hiện hành vi lừa đảo của mình.

Giả mạo công chức thuế đề nghị cài đặt ứng dụng giả mạo
Trước tình hình trên Cục An toàn thông tin đưa ra khuyến cáo cho người dân cần tỉnh táo, không vội vàng làm theo yêu cầu mà phải kiểm tra kỹ thông tin; không tải các ứng dụng lạ và đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai qua điện thoại, mạng xã hội.
Lừa đảo tuyển sinh đã ngày càng tinh vi với những chiêu trò mới
Thời gian qua thủ đoạn lừa đảo tuyển sinh đã được các đối tượng thực hiện ngày càng tinh vi và khiến nhiều người dân bị “sập bẫy”.
Chúng tạo những trang mạng xã hội giả mạo những trường học để thực hiện những chiêu trò dẫn dụ phụ huynh, học sinh về những thông tin học bổng, du học nước ngoài, những chính sách hấp dẫn hỗ trợ sinh viên…

Thủ đoạn tinh vi lừa đảo tuyển sinh
Cục An toàn thông tin khuyến cáo phụ huynh, học sinh cảnh giác trước những lời hứa hẹn hỗ trợ học bổng, hỗ trợ du học nước ngoài nhưng yêu cầu phải đóng phí. Phụ huynh cần kiểm tra kỹ thông tin và không nên cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, hoặc chuyển khoản cho các giao dịch lợi dụng danh nghĩa của các cơ sở đào tạo.
Trường hợp nghi ngờ lừa đảo, phụ huynh, học sinh cần báo cáo ngay với nhà trường hoặc cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn xử lý và ngăn chặn kịp thời.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới vỏ bọc “mối quan hệ tình cảm”, đặc biệt những thủ đoạn này nhắm đến những phụ nữ
Cục An toàn thông tin cho biết, những đối tượng sẽ tìm cách tiếp cận nạn nhân qua các ứng dụng hẹn hò, mạng xã hội và nhiều nền tảng khác sau đó nói chuyển tạo dựng lòng tin trong một khoảng thời gian nhất định.

Chiêu trò lừa đảo dưới danh nghĩa "mối quan hệ tình cảm"
Sau đó, chúng theo kịch bản đã được đào tạo, đối tượng từng bước thiết lập mối quan hệ thân thiết với nạn nhân. Khi đã chiếm được sự tin tưởng, đối tượng chia sẻ "bí quyết thành công" của bản thân, thuyết phục nạn nhân cùng đầu tư Bitcoin trên sàn UNISAT.
Và chúng khiến nạn nhân tin rằng họ đang không chỉ đầu tư tài chính mà còn bước vào một mối quan hệ tình cảm nghiêm túc, bền vững với những lời hứa hẹn hoa mỹ. Sau đó khi nạn nhân đã “sập bẫy” của chúng thì chúng sẽ tìm cách chặn nạn nhân sau khi đã thực hiện thành công thủ đoạn lừa đảo của mình.
Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân nên cẩn trọng khi giao lưu và kết bạn trực tuyến, đặc biệt là qua các ứng dụng hẹn hò và mạng xã hội. Người dân cũng không nên tin tưởng những lời mời đầu tư tài chính và chứng khoán qua mạng; bảo vệ thông tin cá nhân, không vội vàng chia sẻ thông tin cá nhân, đặc biệt là tài khoản ngân hàng hay mã số thẻ.
Khi phát hiện bị lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.
Tự ý sử dụng thuốc trị cúm mùa có thể làm tình trạng bệnh trở nặng
Vừa qua nhiều trường hợp mắc cúm nhưng tự ý mua thuốc kháng virus Tamiflu về uống, tự điều trị tại nhà mà không theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến tình trạng ngày càng nặng đã được đưa đến các bệnh viện kịp thời.
Theo hướng dẫn điều trị cúm của Bộ Y tế Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), việc sử dụng thuốc kháng virus Tamiflu (hoạt chất oseltamivir) chỉ được chỉ định khi có biến chứng nặng hoặc có nguy cơ cao.
Chỉ những trường hợp có nguy cơ trở nặng thì các bác sĩ mới xem xét cho sử dụng thuốc nên người dân nếu thấy mình có thể đã bị cúm thì nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế để khám và được bác sĩ chỉ định thuốc.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu - Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh "Tamiflu là thuốc kê đơn và cần phải có đơn thuốc từ bác sĩ trước khi sử dụng. Việc tự ý dùng Tamiflu mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng"