Việc không muốn con mình phải chịu cảnh sợ hãi, lo lắng này đã vô tình làm cho vấn đề càng trầm trọng hơn. Dưới đây là một số lời khuyên giúp trẻ thoát khỏi sự lo lắng:
Giúp trẻ quản lý lo lắng
Mục tiêu không phải là làm giảm lo lắng mà là giúp trẻ quản lý nó. Không ai trong chúng ta muốn nhìn thấy trẻ không vui, nhưng cách tốt nhất để giúp trẻ vượt qua lo lắng là không cố gắng giải tỏa căng thẳng.
Đó là cách giúp cho trẻ học cách kiên nhẫn trước mọi sự âu lo bằng khả năng của mình, ngay cả khi con trẻ đang có vấn đề về sự lo lắng này và cuối cùng thì mọi sự lo lắng sẽ giảm dần theo thời gian. Bởi như một quy luật tự nhiên, khi trẻ chấp nhận bản thân chúng, thừa nhận sự lo lắng đang thực sự hiện diện thì lo lắng đó cũng giảm dần, nhẹ dần và mất đi.

Đừng cố trốn tránh các vấn đề hiện tại
Đừng cố trốn tránh các vấn đề đang hiện diện trong tâm trí, cho dù vấn đề đó đang làm con bạn vô cùng lo lắng và sợ hãi. Việc cố gắng giúp trẻ tránh những gì chúng đang sợ hãi, cũng chỉ làm chúng nhẹ nhõm trong thời gian ngắn mà thôi, nhưng về lâu về dài, nó sẽ quay lại tìm con bạn “tính sổ” tiếp.
Vậy bạn cần làm gì để giúp trẻ vượt qua? Bạn nên bày cho con bạn tìm hiểu và đối mặt với tất cả những vấn đề đang xảy ra, thì từ từ những sự lo âu đó sẽ dần biến mất trong tâm con trẻ và chúng sẽ vui vẻ trở lại cho mà xem.
Thể hiện những kỳ vọng tích cực
Thể hiện những kỳ vọng tích cực, nhưng rõ ràng là bạn sẽ thể hiện sự tự tin rằng con bạn sẽ ổn thôi, rằng chúng sẽ kiểm soát được những vấn đề đó khi đối mặt với nỗi sợ hãi của mình, lúc đó mức độ lo lắng của trẻ sẽ giảm dần theo thời gian.
Đây chính là cách trao cho con niềm tin tưởng và mọi kỳ vọng của bạn là thực tế. Đồng thời, bạn sẽ không bao giờ yêu cầu con bạn phải giải quyết bất cứ vấn đề khi trẻ không đủ khả năng.
Khi đứa bé dũng cảm đối mặt với sự sợ hãi của mình, thì mức độ lo lắng sẽ giảm dần theo thời gian.
Tôn trọng mọi cảm xúc của trẻ
Tôn trọng mọi cảm xúc của trẻ, nhưng không trao quyền cho chúng. Nếu một đứa trẻ có một nỗi khiếp sợ mỗi khi đến gặp bác sĩ vì đã đến lịch tiêm phòng. Lúc này, bạn không được “xem thường” nỗi sợ hãi của chúng, và cũng đừng “làm lớn chuyện” về nỗi sợ hãi này của trẻ.
Tâm lý của trẻ là muốn lắng nghe, muốn đồng cảm, muốn có sự giúp đỡ ngay lúc này. Đối với những gì trẻ đang đang lo lắng, thì hãy động viên, khuyến khích chúng để chúng cảm thấy rằng “tôi có thể đối mặt với nỗi sợ hãi này và vượt qua một cách dễ dàng”.
Lúc này, bạn hãy bày tỏ niềm tin đối với con bạn, rằng con sẽ vượt qua nó và khi con bạn đối mặt với nỗi sợ hãi đó, thì mức độ lo lắng, sợ hãi sẽ giảm dần theo thời gian.

Khuyến khích trẻ nói về cảm xúc của chúng
Đừng đặt cho con những câu hỏi kiểu dẫn dắt mà hãy khuyến khích trẻ nói về cảm xúc của chúng, chẳng hạn như con lo lắng gì hay không về một thử thách lớn? Hay con đang lo lắng về mấy cái kim tiêm kia đúng không?
Để tránh nuôi dưỡng những chu kỳ lo lắng của trẻ, bạn chỉ cần đặt những câu hỏi mở rằng “con cảm thấy thế nào về việc hôm nay ba, mẹ cùng theo con đi tiêm ngừa?” chẳng hạn.