- Tại sao ngày lễ tình nhân được gọi là Valentine's Day?
- Một năm có 3 ngày Valentine
- Valentine không chỉ dành cho các cặp đôi yêu nhau
- Socola là biểu tượng trong ngày lễ Valentine
- Ở Nhật Bản, chỉ có nữ giới mua quà vào ngày Valentine (14/2)
- Valentine không được chào đón ở một số quốc gia
- Alexander Graham Bell nộp đơn xin cấp bằng sáng chế điện thoại vào ngày Valentine
Ngay cả người có đôi có cặp cũng chưa chắc đã am hiểu về Valentine. Loạt thông tin thú vị dưới đây sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về ngày lễ lãng mạn được hàng triệu người trên thế giới mong chờ mỗi năm này.
1. Tại sao ngày lễ tình nhân được gọi là Valentine's Day?
Tại sao tên gọi tiếng Anh của lễ tình nhân lại là Valentine's Day mà không phải là Couple's Day hay Lover's Day? Theo truyền thuyết, tên của ngày lễ này được lấy từ tên thánh Valentine.
Tuy nhiên, trong lịch sử có tới 3 người được phong thánh có tên Valentine hay Valentinus. Cho nên đến nay, người ta vẫn chưa khẳng định ai trong số 3 người là vị thánh tình yêu hay nguồn gốc ngày lễ tình nhân thuộc về vị thánh nào.
Xem thêm:
Bạn có biết truyền thuyết lễ tình nhân? Đừng quên gửi đến người yêu những lời chúc ý nghĩa nhân ngày hôm nay nhé!
160 lời chúc Valentine dành cho các cặp đôi, bạn bè hay nhất
2. Một năm có 3 ngày Valentine
Mỗi năm chúng ta có 3 ngày Valentine. Ngoài ngày lễ tình nhân truyền thống là Valentine Đỏ vào ngày 14/2 thì còn có Valentine Trắng (14/3) và Valentine Đen (14/4).
Điều thú vị là 3 ngày Valentine này diễn ra liên tiếp và cách nhau đúng 1 tháng. Mỗi dịp đều có ý nghĩa nhất định và dành cho những đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, nếu nói đến số lượng ngày lễ tình nhân trong một năm thì 3 vẫn chưa phải là con số lớn nhất. Tại châu Á, còn có một đất nước có tới 12 ngày lễ tình nhân.
Xem thêm:
Một năm có bao nhiêu ngày lễ tình nhân? Quốc gia nào đón Valentine nhiều nhất
3. Valentine không chỉ dành cho các cặp đôi yêu nhau
Valentine Đen 14/4 (hay Black Valentine, Black Day) bắt nguồn từ Hàn Quốc là ngày dành cho những người độc thân hoặc chưa tìm được một nửa của mình. Mọi người có thể tụ họp, tham gia các bữa tiệc và tặng quà nhau.
Bên cạnh đó, người ta cũng cho rằng, Valentine là ngày lễ của tình yêu và mọi người đều có thể trải nghiệm nó. Tình yêu dành cho gia đình, bạn bè… cũng được tôn vinh vào ngày này.
Xem thêm:
40 lời chúc Valentine cho người độc thân
Tận hưởng ngày Valentine Đen theo cách của bạn - Độc thân không có nghĩa là cô đơn!
4. Socola là biểu tượng trong ngày lễ Valentine
Không phải ngẫu nhiên mà socola trở thành món quà tặng truyền thống trong ngày lễ tình nhân. Hương vị chính là một trong những lý do khá ý nghĩa khiến nhiều người tin rằng nó là một biểu tượng hoàn hảo cho Valentine.
Khi yêu, chúng ta thường phải nếm đủ cay đắng, ngọt bùi… và vị của socola cũng vậy. Bạn có thể cảm thấy vị đắng, chát khi bỏ một miếng socola vào miệng nhưng càng về sau nó càng ngọt.
Xem thêm:
Vì sao hoa hồng và socola lại được ưa chuộng trong ngày Lễ tình nhân?
Gợi ý những món quà cực xinh và ý nghĩa dành cho ngày lễ tình nhân
5. Ở Nhật Bản, chỉ có nữ giới mua quà vào ngày Valentine (14/2)
Người dân Nhật Bản cũng đón Valentine (14/2) nhưng điều đặc biệt nằm ở chỗ, nam giới sẽ nhận được quà tỏ tình từ nữ giới. Đến Valentine Trắng (14/3), nếu cũng có tình cảm với đối phương, nam giới sẽ thổ lộ và tặng quà lại.
Người ta cho rằng, việc nam giới tặng quà cho nữ giới được chuyển thành nữ giới tặng quà cho nam giới vào ngày 14/2 bắt nguồn từ lỗi dịch thuật của một công ty socola. Một điều thú vị nhỏ khác là ngày Valentine Trắng có nguồn gốc từ chính đất nước Nhật Bản.
6. Valentine không được chào đón ở một số quốc gia
Sự phổ biến của ngày lễ tình nhân cũng như sự yêu thích mà mọi người dành cho chúng khiến nhiều người lầm tưởng rằng Valentine được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế với người dân ở một số nơi việc kỷ niệm ngày Valentine là điều cấm kỵ, thậm chí được coi là bất hợp pháp.
Theo tạp chí National Geographic, tại Saudi Arabia, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan... ngày lễ tình nhân vẫn bị cấm.
7. Alexander Graham Bell nộp đơn xin cấp bằng sáng chế điện thoại vào ngày Valentine
Ngày 14/2/1876, Alexander Graham Bell nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho phát minh mang tính cách mạng của mình – điện thoại. Ngày nay, điện thoại trở thành một trong những phương tiện gửi và nhận lời yêu thương cũng như lời chúc ngày lễ tình nhân được nhiều người sử dụng nhất.
Valentine không chỉ chứa đựng những truyền thuyết, câu chuyện cảm động hay những điều ý nghĩa, thú vị mà còn là dịp để chúng ta tôn vinh, cảm nhận sâu sắc giá trị của tình yêu. Nhân ngày lễ này, chúc mỗi người đều được hạnh phúc, chúc những tâm hồn cô đơn sớm tìm được một nửa yêu thương!
Tổng hợp