Đã là người dùng mạng xã hội thì bạn sẽ thường xuyên bắt gặp nhiều cụm từ “trending” như "trôn, trôn Việt Nam", "ngoan xinh yêu", "cục cưng ơi anh chở em đi ăn kem nè"... Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa và nguồn gốc của những câu nói trên.
Để giúp bạn đọc “giải ngố”, hiểu nghĩa và bắt kịp xu hướng, bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại các câu nói thịnh hành trong thời gian vừa qua. Đồng thời, giải thích nguyên nhân ra đời của từng trường hợp.
Thật thú vị
Không ai nghĩ một câu nói xu hướng sẽ được sinh ra trong drama tình ái nhưng chính xác thì đây là nơi cụm từ “thú vị đấy” ra đời. Câu chuyện bắt đầu khi nam diễn viên Ryu Jun Yeol và Han So Hee dính nghi án hẹn hò, giữa lúc cư dân mạng xôn xao với tin đồn này thì Hyeri (người yêu cũ của Ryu Jun Yeol) đăng story ngập tràn ẩn ý với câu “thú vị đấy”. Không ít người hâm mộ cho rằng Hyeri đã bị “cắm sừng” và story kia như ngầm thừa nhận cô là nạn nhân của vụ việc.
Chẳng lâu sau, Han So Hee cũng đăng story kèm theo cụm từ tương tự như mình chẳng phải là đối tượng được nhắc đến - "Tôi cũng thấy thật thú vị".
Giữa lúc tình hình đang “rối như tơ vò” màn đối đáp của hai nữ nghệ sĩ khiến dân tình hoang mang, không biết ai đúng, ai sai, làm cho drama tình ái thêm “thú vị”. Nhiều cư dân mạng cũng hùa theo hai nghệ sĩ và bình luận trên các blog, bài viết đưa tin về vụ việc, cho biết họ cũng thấy mọi thứ đang diễn ra thật đáng để “hóng”.
Bây giờ Quyên đọc ngay nè
Đầu năm 2024, Lệ Quyên trở thành một trong những cái tên được bàn tán nhiều nhất trên mạng xã hội bởi các ồn ào xoay quanh chương trình Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng. Ngay thời điểm tên tuổi đang nhận về nhiều sự quan tâm, nữ ca sĩ tiếp tục làm “rúng động” showbiz với màn trao giải kém duyên tại Làn Sóng Xanh 2024.
Theo đó, thay vì đọc tên từng ứng cử viên cho hạng mục cần trao, giọng ca Giấc Mơ Có Thật lại “vội vàng” công bố người thắng cuộc với câu nói “bây giờ Quyên đọc ngay nè”. Hành động đi ngược với kịch bản này nhanh chóng được các fanpage chụp lại và chế thành meme, gán ghép vào nhiều tình huống khác nhau.
-160137.jpg?t=o%3Ft%3Do&w=1600&q=85)
Gia trưởng mới lo được cho em
Nếu như hai câu nói trên được tạo ra bởi “drama” của người nổi tiếng thì “gia trưởng mới lo được cho em” bắt nguồn từ clip TikTok của tài khoản có tên enhobbies.
Cụ thể, anh chàng này đã cố tỏ ra bản thân là người gia trưởng và kèm theo câu nói “Anh rất gia trưởng đây. Người gia trưởng mới lo được cho em”.
Tuy nhiên, nhân tố đẩy từ khóa này thành xu hướng lại chính là chú Ninh Anh Âm (tức Ninh Anh Bùi và Nguyễn Tùng Dương) - cặp đôi đang được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay. Ngoài chuyện tình kéo dài 10 năm, chú Ninh làm cư dân mạng ấn tượng với những lời nói và hành động đậm chất người con trai gia trưởng. Thế nhưng, khi người yêu vừa lên tiếng thì hình ảnh mà chú "dày công xây dựng" liền biến mất.
“Tiếp sức”, Long Hạt Nhài - bố của bé Palm cũng giúp lan rộng sức phổ biến của cụm từ thông qua những đoạn clip ăn hiếp con nhưng bị cô bé “phản đòn”. Cũng nhờ trào lưu này mà người xem dần có thiện cảm với cụm từ “gia trưởng” hơn, giảm cái nhìn khắt khe, “né vội” những người được miêu tả bằng hai từ này.
Cục cưng ơi anh chở em đi ăn kem nè
Sau thời gian dài “mất tích” khỏi showbiz, Harry Lu bỗng trở thành cái tên gây sốt nhờ vào đoạn cut trong phim 4 Năm, 2 Chàng, 1 Tình Yêu (2016). Trong phim, anh đảm nhận nhân vật giàu có, sở hữu tính cách bá đạo.
Ở một phân cảnh, nhân vật do Harry Lu đảm nhận lái xe đến trường “cua crush” kèm theo câu nói “cục cưng ơi anh chở em đi ăn kem nè”.
Với chất giọng lơ lớ, gương mặt điển trai cùng sự ngông cuồng, người xem nhanh chóng bị cuốn vào thước phim và yêu nhân vật mà nam diễn viên đóng cũng như “say như điếu đổ” với câu nói của anh.
Trôn, trôn Việt Nam
Trôn trôn Việt Nam là từ được Việt hóa từ Troll Việt Nam. Trong đó, cụm từ này được lấy ý tưởng từ chương trình Just For Laugh Gags của Mỹ (chương trình lấy tiếng cười của khán giả bằng những trò chơi khăm).
Tại Việt Nam, “trôn Việt Nam” được lan truyền rộng rãi bởi các Tiktoker Việt. Họ sẽ thực hiện các trò chơi khăm, quay lại phản ứng của người bị hại và đáp trả bằng cụm từ “trôn Việt Nam/trôn, trôn Việt Nam” nhằm chỉ những việc vừa xảy ra chỉ là trò đùa.
Em gần 40 tuổi rồi, em muốn…
Tháng 2/2024, sau khi phim Mai của Trấn Thành "gây bão" các trang mạng xã hội bởi chuyện tình buồn của Mai (Phương Anh Đào) và Sâu (Tuấn Trần) thì ngay lập tức, câu thoại “em gần 40 tuổi rồi, em muốn được yêu” trở nên "viral".
Từ khát khao, mong muốn được yêu, được hạnh phúc đúng nghĩa trong phim, nhiều “biến thể” khác của câu nói được ra đời. Có trang bàn về chuyện học tiếng Anh thì chế là “em gần 40 tuổi rồi, em muốn đậu IELTS”, những người thất nghiệp, chưa đi làm thì nói “em muốn giàu, em gần 40 tuổi rồi”...
Và đó là các cụm từ xu hướng trong ba tháng đầu năm 2024, hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ các cụm từ trên được ra đời như thế nào cũng như cách sử dụng chúng trong các trường hợp.
Đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới
Các cụm từ "đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới" đang phủ sóng mạng xã hội, diễn tả trạng thái vui vẻ tột độ, có thể hiểu là "rất hạnh phúc" hay "phấn khích vô cùng".
Câu nói này bắt nguồn từ NSND Tự Long trong tập đầu tiên của chương trình thực tế Anh trai vượt ngàn chông gai.
"Nếu làm anh em thân thiết nhau rồi thì cũng vui lắm. Tới bến tới bờ đấy, cũng đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới", nghệ sĩ nói về tính cách của cựu danh thủ Hồng Sơn.

Câu nói với loạt từ vựng giàu hình ảnh, cùng biểu cảm nghiêm túc của nghệ sĩ đã nhanh chóng "gây bão" cộng đồng mạng.
Không chỉ được nhiều người dùng để mô tả cảm xúc vui vẻ, "đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới" cũng trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt meme trên mạng xã hội.
Dưới các bài đăng, nhiều bình luận cho rằng NSND Tự Long là "bậc thầy ngôn từ", "ông hoàng phát ngôn" hay "kẻ hủy diệt ngôn ngữ". Ngoài ra, có người còn dí dỏm nói rằng NSND Tự Long xứng đáng đạt "điểm A môn Tiếng Việt thực hành".
Bảnh
“Bảnh” cũng là từ hot trend được các bạn gen Z sử dụng nhiều, để tự xưng, thay thế cho đại từ xưng hô ngôi 1. Lý do từ “bảnh” bỗng dưng viral xuất phát từ một video tâm sự của một nhân vật từng gây xôn xao trên mạng xã hội vào tháng 6/2023. Thay vì xưng “tôi”, anh chàng đã tự xưng là “Bảnh”. Cách xưng hô độc lạ đã khiến “giang cư mận” cảm thấy hài hước và thích thú.
Xét về nguồn gốc, “bảnh” là từ trong phương ngữ Nam Bộ, được dùng nhiều trong đời sống hằng ngày. Từ này có nghĩa là khen ngợi ai đó có ngoại hình sang trọng, đẹp sẽ, giàu có hoặc tài giỏi.
Đầu năm 2024, không rõ ai là người khởi xướng việc “tái sử dụng” danh xưng này nhưng nó đã thật sự bùng nổ trên các nền tảng mạng xã hội. Bất kể độ tuổi hay giới tính, họ đều tự xưng là “bảnh” với mục đích tạo thiện cảm, sự gần gũi.
Tại chương trình Anh Trai Say Hi, các anh trai đã lấy cụm từ hot trend này đặt tên cho bài hát trong phần đấu liên quân ở tập đầu tiên.
Slay
Nhắc đến slay thì hẳn trong đầu các fan Vbiz đều sẽ hiện lên gương mặt của Pháp Kiều. Và từ này gần như gắn liền với Pháp Kiều vì được cho là không còn từ nào hợp hơn khi dùng để diễn tả khí chất của rapper này. Từ này không phải đến hiện tại mới hot mà trước đó cộng đồng mạng đã dùng nhiều rồi nhưng sự xuất hiện của Pháp Kiều càng khiến cho từ này viral hơn trong cộng đồng fan Việt.
“Slay” là một từ tiếng Anh có nghĩa là giết, hạ gục, đánh bại. Trong môi trường mạng và văn nói, từ này được nhiều bạn trẻ, đặc biệt là thế hệ gen Z sử dụng trong các cuộc trò chuyện, nhắn tin hay bình luận để khen ai đó có khí chất vừa quyến rũ, vừa cá tính và phóng khoáng.

Khó chệu vô cùng
Cụm từ này bắt nguồn từ Violet Vũ, một TikToker vào vai nhân viên văn phòng thường xuyên tỏ ra khó chịu, bực bội với những sự việc ở nơi làm việc. Mỗi khi đồng nghiệp làm điều gì không vừa ý, người này sẽ thốt lên "khó chệu vô cùng".
"Khó chệu vô cùng" là cách đọc biến tấu từ câu "Khó chịu vô cùng", được giới trẻ dùng để biểu lộ sự bức xúc, không hài lòng trước những sự việc, tình huống trong cuộc sống.

Không chỉ dùng thuật ngữ này khi giao tiếp online, nhiều người còn hưởng ứng trào lưu bằng cách quay các clip ngắn mô tả lại những tình huống gây bức xúc, khó chịu trong cuộc sống hàng ngày và bình luận "khó chệu vô cùng".
@vmhuong94 KHÓ CHỆU VÔ CÙNG! #VanMaiHuong #TikTokGiaiTri #KomareEnt ♬ Funny lazy donkey (hilarious song)(937200) - LEOPARD
Cùng với trào lưu này, thuật ngữ "Hội chứng Violet Vũ" ra đời, để chỉ những người có tính cách dễ nổi cáu, hay chỉ trích người khác.
Trước “khó chệu vô cùng”, Gen Z đã từng sáng tạo ra nhiều teencode bằng cách sử dụng cách nói biến tấu và nói ngọng. Ví dụ như, “cuộc sống” trở thành “cột sống”, "trầm cảm" thành "chằm zn" hay "chằm kẽm", "tại sao vậy" thành "tại sao vị"...
Theo dõi voh.com.vn để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về showbiz, phim ảnh, âm nhạc, TV Show... tại chuyên mục Giải trí.