Xác định được lý do sẽ giúp cha mẹ kịp thời điều chỉnh và rút ngắn khoảng cách với con cái. Dưới đây là lý do khiến con cái dần xa cách cha mẹ.

Ít thời gian tiếp xúc với nhau
Chúng ta dễ dàng cảm thấy thân thiết với đồng nghiệp, bạn đại học… bởi họ là những người mà ta tiếp xúc nhiều nhất trong một ngày.
Với nhịp sống nhanh và vội như hiện nay, cha mẹ và con cái ít có thời gian tiếp xúc với nhau.
Có lúc, cha mẹ đi làm rất sớm, khi trẻ còn đang ngủ. Và những đứa con trở về sau lớp học thêm là khi trời đã tối muộn, cha mẹ đã ngủ để nghỉ ngơi cho ngày làm việc tiếp theo.
Khoảng cách sẽ ngày một lớn hơn nếu cha mẹ và con cái thường xuyên không tiếp xúc với nhau.
Thiếu sự thấu hiểu và chia sẻ
Thiếu sự thấu hiểu, chia sẻ cũng là lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Tương tự như các mối quan hệ khác, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ trở nên thân thiếu khi có sự thấu hiểu.
Tuy nhiên, khoảng cách thế hệ đã khiến cho cả hai không hiểu nhau dẫn đến những xung đột và mâu thuẫn không đáng có.
Trên thực tế, khác biệt giữa hai thế hệ là vấn đề chung của mọi gia đình. Nếu khéo léo trong cách ứng xử, mọi vấn đề đều có thể được hóa giải.
Trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên không thể nhận thức sâu sắc về vấn đề. Do đó, trong trường hợp này, cha mẹ sẽ là người chủ động hòa giải.
Không nghĩ đến cảm nhận của trẻ
Cha mẹ độc hại là những người luôn trách móc, chì chiết trẻ mà bỏ qua cảm nhận của trẻ. Khi bị cảm xúc tiêu cực chi phối, cha mẹ có thể làm tổn thương trẻ bằng những lời nói cực đoan.
Có thể trong mắt cha mẹ, những lời nói này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên với sự nhạy cảm vốn có, trẻ có thể cho rằng cha mẹ đang trách móc và thất vọng về bản thân.
Những câu nói nặng nề sẽ khiến cho tình cảm gia đình bị sứt mẻ. Dần dần, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái sẽ hình thành và không thể xóa nhòa.
Trách móc, chỉ trích trẻ trong mọi hoàn cảnh
Nhiều cha mẹ có thói quen trách móc, chỉ trích trẻ trong mọi hoàn cảnh. Khi trẻ gặp phải vấn đề, việc họ làm đầu tiên là trách móc trẻ, la mắng trẻ vì sao lại để những chuyện như vậy xảy ra.
Nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống có thể không phải lỗi của trẻ. Vì vậy, việc cha mẹ liên tục trách móc và chỉ trích khiến trẻ bị tổn thương và dần xa cách với gia đình.
Không giữ lời hứa

Người lớn thường đưa ra những lời hứa hẹn với mong muốn tạo cho trẻ động lực để cố gắng trong học tập. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thất hứa vì quá mải mê với công việc.
Nhưng thực tế, trẻ nhỏ nhớ rất kỹ những lời nói và hứa hẹn của cha mẹ. Nếu tình trạng này thường xuyên lặp lại, con trẻ sẽ hình thành tâm lý xa cách với cha mẹ.
Trẻ không còn tin vào lời hứa, không còn niềm tin vào cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ liên tục thất hứa có thể khiến trẻ hình thành thói quen xấu tương tự trong tương lai.
Luôn cho mình là đúng
Trong mắt cha mẹ, con cái dù có lớn khôn cũng đều là những đứa trẻ. Do đó khi có mâu thuẫn xảy ra, cha mẹ luôn luôn cho mình là đúng và nghĩ rằng trẻ luôn sai.
Tuy nhiên, phản ứng cứng nhắc và cố chấp của các bậc cha mẹ lại chính là lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Trong mắt trẻ, hành động này của cha mẹ chính là sự áp đặt và bất công.
Dần dần, trẻ có thể không muốn chia sẻ hay giải thích bất cứ điều gì. Trẻ cho rằng giải thích cũng chỉ phí công. Cha mẹ sẽ lại tiếp tục trách móc bản thân.
Khi nhận thấy trẻ đang dần sống tách biệt với gia đình, nên tìm giải pháp kịp thời để xây dựng lại mối quan hệ chặt chẽ với con cái.