Tiêu điểm: Nhân Humanity

Truyền thông 'Kháng kháng sinh' cho đoàn viên, thanh niên và thầy thuốc trẻ

(VOH) - Tại Việt Nam hầu hết vi khuẩn đều kháng kháng sinh, nhiều vi khuẩn đa kháng, siêu kháng thuốc trong đó đáng chú ý là lao kháng thuốc.

Chiều 30/3, Bộ Y tế đã chủ trì Hội thảo về hoạt động Câu lạc bộ Bí thư đoàn các đơn vị trong ngành y tế và truyền thông “Kháng kháng sinh” cho đoàn viên, thanh niên và thầy thuốc trẻ tại trường Đại học Y dược Thành phố.

Trong bài báo cáo của mình, Tiến sĩ Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế nêu thực trạng kháng thuốc tại Việt Nam cụ thể hầu hết vi khuẩn đều kháng kháng sinh, nhiều vi khuẩn đa kháng, siêu kháng thuốc.

Đáng chú ý là lao kháng thuốc, nước ta xếp thứ 15/30 nước mắc lao cao và 16/30 nước gánh nặng lao đa kháng thuốc, tỷ lệ lao đa kháng trong số người mắc lao mới tăng 2,7 từ năm 2006 – 2007 lên 4% năm 2011 – 2012 trong đó đáng ngại tỷ lệ lao siêu kháng thuốc lên đến 5,6% số ca tử vong hằng năm.

Kháng kháng sinh, lao đa kháng thuốc, vi khuẩn đa kháng, siêu kháng thuốc

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo về hoạt động Câu lạc bộ Bí thư đoàn các đơn vị trong ngành y tế và truyền thông “Kháng kháng sinh” cho đoàn viên, thanh niên và thầy thuốc trẻ tại trường Đại học Y dược Thành phố

Tiến sĩ Cao Hưng Thái lưu ý, tình trạng kháng thuốc đến mức báo động do việc sử dụng thuốc kháng khuẩn không thích hợp trong đó gồm không đúng kháng sinh, không đúng hàm lượng, lạm dụng, không theo phác đồ, không làm kháng sinh đồ, tự ý dùng kháng sinh trong đó kháng sinh được bán không theo đơn khu vực thành thị là 88% và ở nông thôn là 91%.

Thêm vào đó, hệ thống giám sát về kháng thuốc chưa được thiết lập, các quy định chuyên môn về khám, chữa bệnh chưa được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, công tác kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc còn hạn chế, phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm chưa hiệu quả, sử dụng thuốc kháng khuẩn trong chăn nuôi chưa kiểm soát hợp lý, nhận thức của cộng đồng, của cán bộ y tế về kháng thuốc còn hạn chế.

Bình luận