Chờ...

Phố phường: Lên đời nhưng vẫn còn một số tệ nạn cần phải sửa chữa

(VOH) - Thưa bà con, Anh Tư hưu trí là người cà khịa về thủ tục gây phiền hà cho dân với chính quyền địa phương nhiều nhứt trong nhóm U70 của Hai Sàigòn- Thế nhưng sáng nay khi ra quán café “giao ban”- Anh cười ha hả: “chuyến nầy người dân tụi mình được lên đời rồi nghen, hết sợ bị hành là chính nữa rồi nghen”.

Một số anh ngạc nhiên trước thái độ của anh và đề nghị giải thích- Tư hưu trí cho rằng sau 10 năm cải cách thủ tục hành chánh theo đề án 30 của chính phủ- đã đơn giản hóa 5.000 thủ tục hành chánh và còn tiếp tục sửa hơn 1.000 văn bản ở TW, đó là chưa tính mỗi địa phương còn phải sửa chữa khoảng 50 văn bản nữa- và anh kết luận: Bao giờ sửa xong, người dân mới dễ thở, mới hưởng lợi từ cải cách hành chánh”.

Ba Thợ hồ không đồng tình với cách lạc quan “tếu” của Tư hưu trí- Theo anh- Đúng là cải cách hành chánh đã đạt được một số kết quả ban đầu- Nhưng vẫn còn một số tệ nạn cần phải sửa chữa- Tệ nạn đó là gì ? Anh dẫn chứng- Bà Phạm Phương Thảo chủ tịch HĐNDTP mình- Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố đã chỉ ra hiện nay người dân còn kêu 3 khó là: cửa khó vào; người khó gặp, vẽ mặt khó coi”, một số cán bộ công chức, viên chức vẫn còn tình trạng 3 không: không cười, không giải thích; khi nói với dân thì không chủ ngữ- tức là nói trống không- chưa hết một số đại biểu còn thẳng thắn phê phán tội đòi tiền hoặc gợi ý hối lộ và coi đó như là một thủ tục hành chánh- Mà dân mình thường ví von- thủ tục đầu tiên- “nói lái là thủ tục tiền đâu đó mà- Các đại biểu nầy cho rằng- người dân hoặc doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền hối lộ để được việc cho mình và cán bộ công chức, viên chức sẵn sàng nhận tiền hối lộ và coi đó như một quy trình trong thủ tục hành chánh- Bị Ba Thợ hồ “oánh” phủ đầu Tư hưu trí ức lắm nên phản công lại: “Đúng- những hiện tượng mà các đại biểu đưa ra đều có- Vì có nên biện pháp căn cơ để giải quyết rốt ráo những tồn tại của cải cách hành chánh là cần phải đổi mới tư duy của toàn bộ hệ thống hành chánh nước mình- Nói cách khác- Từ trước đến nay thủ tục hành chánh nước ta chủ yếu nặng về quản dân- cái nào quản không được thì cấm- Nay cần phải đổi mới- thay vì quản dân thì phải hầu dân tức phải làm đúng lời dạy của Bác Hồ- cán bộ là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, chính quyền là công bộc của dân- Ba Thợ hồ chưa đồng ý với Tư hưu trí- Với lý do những nội dung mà Tư Hưu trí đưa ra chỉ là lý thuyết- chứ thực tế- khó thực hiện lắm- Thấy hai bạn mình tranh luận không lối ra, nên Hai Sàigòn nêu ý kiến dung hòa thế nầy: “Cả hai anh nêu hiện tượng, kết quả cải cách hành chánh đều đúng hết- không ai sai- Vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề về quản lý nhà nước chúng ta trên mọi lĩnh vực hiện nay là đồng lương- khi thu nhập từ đồng lương ổn định- tối thiểu người ăn lương cũng nuôi được 1, 2 đứa con hoặc cha mẹ của mình- Khi ấy người cán bộ công chức viên chức rất sợ bị kỹ luật, sợ bị sa thải nên họ chú tâm làm việc, ra sức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để đảm đương phần việc của mình tốt hơn- Như thế đồng nghĩa với việc họ tuân thủ mọi qui trình qui định của cơ quan đơn vị- Lúc đó người dân mới thật sự hưởng lợi trên các lĩnh vực chứ không riêng gì thủ tục hành chánh- Anh em trong nhóm Hai Sàigòn ai cũng nhất trí với Hai Sàigòn và xem đó là biện pháp cơ bản nhứt .