Khái niệm hình tròn và cách tính chu vi hình tròn chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta. Tuy nhiên nếu không sử dụng thường xuyên rất có thể bạn sẽ quên hoặc nhầm lẫn nhiều công thức với nhau. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính chu vi hình tròn nhanh nhất.
Hình tròn
Hình tròn (Nguồn: Internet)
Khái niệm: Bạn có thể hiểu đơn giản hình tròn là phần mặt phẳng được giới hạn bởi đường tròn. Tâm hình tròn, bán kính hình tròn và chu vi của hình tròn chính là tâm và bán kính của đường tròn bao quanh nó. Hình tròn được gọi là hình tròn đóng hay mở là tùy thuộc vào hình tròn đó có chứa đường tròn biên hay không.
Tính chất của của hình tròn:
- Đường kính của hình tròn là trường hợp đặc biệt của dây cung đi qua tâm của đường tròn.
- Đường kính là đoạn thẳng có chiều dài lớn nhất đi qua tâm của hình tròn và chia hình tròn thành 2 phần bằng nhau.
- Độ dài của đường kính bằng 2 lần độ dài của bán kính hình tròn.
Công thức tính chu vi hình tròn
Cách tính chu vi hình tròn (Nguồn: Internet)
Chu vi hình tròn là gì? Chu vi hình tròn hay còn gọi là độ dài của đường tròn là đường biên giới của hình tròn. Khi bạn muốn tính chu vi hình tròn bạn sẽ lấy pi nhân với đường kính hoặc 2 lần bán kính nhân với pi, với quy ước số 𝞹 (pi) = 3.14
Công thức tính chu vi hình tròn:
C = d x 𝞹 hoặc C = 2r x 𝞹
Trong đó:
- C là chu vi hình tròn,
- r là bán kính hình tròn,
- d là đường kính của hình tròn.
- 𝞹 = 3,14.
Lưu ý: Chu vi hình tròn là phần xung quanh của hình tròn, cho nên nếu bạn muốn có được một kết quả chính xác thì cần phải áp dụng theo những công thức bên trên.
Ví dụ 1: Một bánh xe ô tô có đường kính bằng 1.2m. Hãy tính chu vi của bánh xe?
Bài giải: Chu vi hình tròn của bánh xe ô tô: C = d x 𝞹 = 1,2 x 3,14 = 3,768 (m)
Ví dụ 2: Một hình tròn có bán kính bằng 5cm. Yêu cầu tính đường kính và chu vi của hình tròn.
Bài giải: Đường kính hình tròn: d = 2r = 2 x 5 = 10 (cm)
Chu vi hình tròn:
C = d x 𝞹 = 10 x 3,14 = 31,4 (cm) hoặc C = 2r x 𝞹 = 2 x 5 x 3,14 = 31,4 (cm)
Ý nghĩa của cách tính chu vi hình tròn: Cách tính chu vi là một trong những kiến thức quan trọng và cơ bản mà các bạn học sinh cần nắm vững để ứng dụng cho những bài tập và những bài kiểm tra trong quá trình học. Không những vậy, cách tính chu vi hình tròn còn được ứng dụng rộng rãi vào nhiều ngành nghề như: kỹ thuật, xây dựng,...giúp cho công việc được xử lý nhanh và hiệu quả hơn.
Một số bài tập mẫu
Bài tập 1: Một bảng chỉ đường hình tròn có bán kính là 8cm. Yêu cầu bạn hãy tính chu vi của bảng chỉ đường.
Bài giải:
Chu vi của bảng chỉ đường là:
Áp dụng công thức trên ta được: C = 2r x 𝞹 = 2 x 8 x 3,14 = 50,24 (cm)
Đáp án: Chu vi bảng chỉ đường là 50,24 cm.
Bài tập 2: Cho hình tròn tâm O, đường kính AB = 8cm. Tính chu vi hình tròn tâm O, đường kính AB; Hình tròn tâm M đường kính OA và Hình tròn tâm N có bán kính OB.
Ví dụ minh họa (Nguồn: CIE Team)
Bài giải:
Chu vi hình tròn tâm O là:
Áp dụng công thức trên ta được: C (O) = AB x 𝞹 = 8 x 3,14 = 25,12 (cm)
Bán kính đường tròn O là: r (O) = AB/2 = 8/2 = 4 (cm)
Ta có OA và OB là bán kính của đường tròn tâm O nên có độ dài là 4 (cm)
Chu vi hình tròn tâm M là: C (M) = OA x 𝞹 = 4 x 3,14 = 12,56 (cm)
Chu vi hình tròn tâm N là: C (N) = OB x 𝞹 = 4 x 3,14 = 12,56 (cm)
Đáp án: Chu vi hình tròn tâm O là 25,12 cm
Chu vi hình tròn tâm M là 12,56 cm
Chu vi hình tròn tâm N là 12,56 cm
Bên trên là những kiến thức về khái niệm và những cách tính chu vi hình tròn phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn giải đáp được hết những thắc mắc về khái niệm hình tròn.