Tiêu điểm: Nhân Humanity

Về thăm làng gốm Phù Lãng Bắc Ninh - Tự tay làm đồ gốm

Du lịch làng nghề, tìm về với những giá trị truyền thống lâu đời đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Một địa điểm mà bạn không thể bỏ qua đó chính là làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh.

Nằm nép mình bên sông Cầu, làng Phù Lãng được biết đến là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm gốm. Giống như rất nhiều làng nghề khác, làng gốm Phù Lãng trở thành một trong những địa điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn, thu hút du khách mọi nơi tìm về. Vậy hãy cùng đi sâu vào khám phá về làng nghề nổi tiếng này nhé!

voh.com.vn-lang-gom-phu-lang

Bàn tay khéo léo sáng tạo những sản phẩm tinh hoa (Nguồn: Internet)

Sơ nét về Làng gốm Phù Lãng

Lịch sử hình thành

Theo ghi chép trong cuốn sách Kinh Bắc – Hà Bắc của Tô Nguyễn và Trình Nguyễn thì làng gốm Phù Lãng được ra đời từ thế kỷ thứ 13 với ông tổ nghề là Lưu Phong Tú. Trong thời gian được cử đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề gốm và về truyền dạy cho người dân trong nước. 

Xuất phát điểm ban đầu của nghề gốm do Lưu Phong Tú truyền dạy cho cư dân ở hai bờ sông Lục Đầu rồi về dần đến vùng Vạn Kiếp và cuối cùng về đến Phù Lãng Trung. Làng gốm bắt đầu phát triển vào khoảng thế kỷ thứ 14 cho đến ngày hôm nay. Tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam vẫn còn lưu giữ và trình bày một số hiện vật của gốm Phù Lãng từ thế kỷ 17-19.

Vị trí Làng gốm Phù Lãng ở đâu?

Làng gốm Phù Lãng nằm cách Hà Nội khoảng chừng 60km. Làng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Phù Lãng nằm bên cạnh con sông Cầu là nơi giao thương, buôn bán hàng hóa khá tấp nập.

Di chuyển: Để đến thăm làng gốm Phù Lãng bạn có thể đi theo tour hoặc đi tự túc.

Nếu đi từ Hà Nội bạn có thể đi xe máy dọc theo quốc lộ 5 rồi rẽ lên đường 1A (mới), tới bùng binh cầu vượt Bắc Ninh thì rẽ phải vào đường đi Phả Lại, đi khoảng 1km sẽ thấy cột mốc ghi “Phả Lại - 6km”, bạn đi thêm vài trăm mét thì rẽ phải xuống một con đường làng nhỏ qua chợ Châu Cầu, đi chừng 5 - 10 phút là tới nơi.

Ngoài ra, bạn có thể đi xe bus số 54 từ Long Biên về thành phố Bắc Ninh rồi sau đó bắt xe từ Bắc Ninh đi Sao Đỏ, tuyến này có đi qua làng gốm Phù Lãng.

Thời gian di chuyển: Khoảng 90 phút

Thời gian thích hợp để tham quan: Khoảng 9h – 11h hoặc từ 14h – 17h là thời điểm tốt nhất để bạn tham quan làng nghề.

voh.com.vn-lang-gom-phu-lang-1

Đặc trưng của gốm Phú Lãng (Nguồn: Internet)

Cách làm gốm Phù Lãng

Các sản phẩm của làng gốm Phù Lãng chủ yếu tập trung vào 3 loại chính là:

  • Đồ dùng trong tín ngưỡng như: đài thờ, lưu hương, đỉnh…

  • Đồ gia dụng: chum, vại, bình, lọ…

  • Đồ trang trí: ấm thú, các con vật canh cửa, con vật ý nghĩa…

Các bước làm gốm đều yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ của nghệ nhân. Cùng với đó là những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác mà chỉ người trong làng mới biết. Quy trình để làm gốm Phù Lãng gồm các bước:

1/ Chọn đất và xử lý đất sét

Nguyên liệu chủ yếu để làm gốm Phù Lãng là đất đỏ hồng lấy ở vùng Thống Vát, Cung Khiêm của tỉnh Bắc Giang. Theo sông Cầu, đất được chuyển về Phù Lãng. Đất dùng để làm gốm phải là loại đặc biệt mới có được độ dẻo cần thiết, sau khi lấy về phải đem phơi cho đến lúc bạc màu rồi đập thành những viên nhỏ sau đó mới cho “ngậm” vào nước. 

voh.com.vn-lang-gom-phu-lang-2

Xử lý đất sét làm gốm (Nguồn: Internet)

Đất sau khi đã “ngậm” đủ nước sẽ được chọn sạn và lọc cho đến khi nào đất nhuyễn và mịn mới thôi. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, đất không còn là vật vô tri vô giác mà được tôi luyện thành những vật phẩm mềm mại từ đó tạo nên những tác phẩm gốm sứ độc đáo.

2/ Tạo hình

Đất khi đã đạt tiêu chuẩn sẽ được tiến hành tạo hình. Các phương thức dùng để tạo hình gốm hiện nay là: 

  • Tạo hình trên bàn xoay để làm đồ gia dụng, đồ trang trí.

  • In trên khuôn gỗ hoặc đất nung sau đó ghép lại với nhau (áp dụng với đồ tín ngưỡng).

voh.com.vn-lang-gom-phu-lang-3

Tạo hình cho sản phẩm (Nguồn: Internet)

3/ Tráng men

Chất liệu được sử dụng để tráng men gồm: 

  • Tro cây rừng: chọn loại cây sau khi đốt tro có màu trắng như vôi, mịn như nghiến, tái, lim, sến.

  • Vôi sống

  • Sỏi ống được nghiền nát

  • Bùn phù sa trắng.

voh.com.vn-lang-gom-phu-lang-4

Nghệ nhân quét lớp tráng men trước khi nung (Nguồn: Internet)

Các nguyên liệu được trộn với nhau theo tỉ lệ nhất định. Sau đó đem hỗn hợp phơi khô rồi nghiền nhỏ. Bột sau khi đã nghiền nhỏ cho vào nước rồi rây lấy phần bột mịn. Kết quả cuối cùng ta được chất có màu vàng như mật ong, lỏng quánh dùng để quét lên sản phẩm trước khi nung.

4/ Nung

Lò nung gốm phải có nhiệt độ 1.000 độ C. Để nung gốm, mọi người vẫn sử dụng củi. Sản phẩm sẽ được xếp theo hàng ngay ngắn trong lò và nung trong ba ngày ba đêm. Để cho gốm nguội sau đó lấy ra ngoài. Gốm Phù Lãng sau khi hoàn thành sẽ có màu vàng cánh gián hoặc màu da lươn, gõ vào sản phẩm có tiếng vang.

voh.com.vn-lang-gom-phu-lang-5

Nung gốm trong lò củi (Nguồn: Internet)

 voh.com.vn-lang-gom-phu-lang-6

Thăm Phú Lãng hôm nay để thấy được nghề truyền thống vẫn được gìn giữ (Nguồn: Internet)

voh.com.vn-lang-gom-phu-lang-7

Trải nghiệm làm gốm tại Làng gốm Phù Lãng (Nguồn: Internet)

voh.com.vn-lang-gom-phu-lang-8

Du khách được trải nghiệm làm gốm tại Làng gốm Phù Lãng (Nguồn: Internet)

Nếu có dịp qua Bắc Ninh, bạn đừng quên ghé vào thăm làng gốm Phù Lãng để được tìm hiểu về truyền thống một làng nghề nổi tiếng của Việt Nam và tự tay làm ra những sản phẩm yêu thích. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp tham quan một vài địa danh nổi tiếng khác của Bắc Ninh như: Chùa Phật tích, chùa Bút Tháp, đền Bà Chúa Kho…

Chợ Ninh Hiệp - Khu chợ cổ địa điểm du lịch nổi tiếng tại Kinh Bắc : Chợ Ninh Hiệp thuộc xã Ninh Hiệp (Gia Lâm) xưa có tên cũ là làng Nành, thuộc xứ Ðông Ngàn, Kinh Bắc. Đây được coi là một trong những khu chợ cổ nhất của Việt Nam.
Kinh nghiệm du lịch văn hóa tới làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh : Tranh Đông Hồ (tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ) là dòng tranh dân gian Việt Nam được các nghệ nhân làng Đông Hồ làm ra.
Bình luận