Cơ hội nhìn thấy “sao chổi Quỷ” 71 năm một lần

VOH - Các nhà vật lý thiên văn dự kiến, “sao chổi Quỷ” sẽ đạt điểm gần Mặt Trời nhất vào ngày 21/4 tới và sẽ ở gần Trái Đất nhất vào ngày 2/6.

"Sao chổi Quỷ" có tên chính thức 12P/Pons-Brooks (12P). Nó gồm đá và băng, rộng 17km, quay quanh một mặt trời với quỹ đạo hình eclipse.

Thời gian đi hết quỹ đạo của sao chổi đến 71 năm, do vậy việc có thể nhìn thấy nó từ Trái đất vào năm 2024 là vô cùng hiếm. Nó không gây nguy hiểm cho Trái đất.

Chúng ta có thể quan sát sao chổi này vào tháng 3 và tháng 4/2024 bằng mắt thường, tuy nhiên điều kiện cần là may mắn.

Tại Việt Nam, nơi lý tưởng để "săn" 12P là những khu vực tối và không bị ô nhiễm ánh sáng.

Cơ hội nhìn thấy “sao chổi Quỷ” 71 năm một lần
Hình ảnh sao chổi Quỷ vừa được ghi nhận - Ảnh: Jan Erik Vallestad

Một trong những hình ảnh đầu tiên của "sao chổi Quỷ" đã được chụp lại tại Na Uy. Tay máy chụp ảnh thiên văn chuyên nghiệp Jan Erik Vallestad đã chụp được 12P khi nó đang di chuyển giữa nền vũ trụ tối đen.

Qua khâu xử lý ảnh để tập trung ánh sáng, Jan Erik Vallestad đã làm nổi bật được màu xanh đặc trưng của "sao chổi Quỷ". Cái đuôi dài bao gồm bụi và băng đá của sao chổi tạo thành hình xoắn ốc tuyệt đẹp cũng hiện rõ.

Cái đuôi xanh lục là điểm đặc biệt nhất của "sao chổi Quỷ". Khi 12P càng đến gần Mặt trời, đuôi của nó sẽ dần chuyển sang màu xanh lục huyền bí nhờ hàm lượng dicarbon cao.

Giới thiên văn gọi sự biến chuyển màu xanh lục của chiếc đuôi dài 12P là trạng thái "hôn mê", và khiến nó có biệt danh là "sao chổi Quỷ".

"Sao chổi Quỷ" được nhà thiên văn người Pháp Jean-Louis Pons ghi nhận lần đầu vào năm 1812. Đến năm 1883, tức sau 71 năm, nó mới được ghi nhận lần thứ hai, do nhà thiên văn học người Anh William Brooks.

Bình luận