Chờ...

Phát triển bền vững 4/6: Chuyển đổi kép ở Việt Nam còn vấp phải những rào cản

VOH - Điện gió và điện mặt trời phát triển mạnh chưa từng thấy tại EU; Liên kết từ bán tín chỉ carbon khi trồng lúa.

Chuyển đổi kép ở Việt Nam còn vấp phải những rào cản

Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang tạo thành một hợp lực song hành cùng doanh nghiệp", ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc tư vấn Phát triển bền vững của FPT Digital, đã nhấn mạnh như vậy tại Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2024 (Vietnam – Asia DX Summit 2024) được tổ chức ngày 28 – 29/5/2024 tại Hà Nội.

anh-minh-hoa-1-1-scaled

Điểm mấu chốt trong quá trình chuyển đổi kép của doanh nghiệp là cần có lộ trình thực sự bài bản, phù hợp với thế mạnh của doanh nghiệp. Lộ trình này cũng cần chú trọng tới công tác đào tạo, nâng cao năng lực số – xanh, chuyển đổi từ nhận thức của lãnh đạo tới các cấp nhân sự.

Theo ông Trương Gia Bình, "Muốn khai thác tiềm năng chuyển đổi số – chuyển đổi xanh, tạo ra phát triển kép về cả kinh tế số và kinh tế xanh, Việt Nam cần đi tiên phong phát triển các lĩnh vực. Cần tập trung nhân lực, tài chính cho những lĩnh vực công nghệ trọng điểm này”.

Bên cạnh đó, ứng dụng Công nghệ xanh cũng là một giải pháp thúc đẩy lộ trình chuyển đổi kép. Việc chuyển đổi kép thành công sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua hàng rào "Xanh" để đưa hàng hóa vào thị trường EU trong tương lai. 

Liên kết từ bán tín chỉ carbon khi trồng lúa

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nông nghiệp là lĩnh vực phát thải cao thứ hai, chiếm khoảng 19% tổng lượng phát thải quốc gia vào năm 2020. Nguyên nhân chính làm tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo của nước ta đến từ việc thâm canh nông nghiệp không bền vững, tỷ lệ bón phân và sử dụng nước cho tưới tiêu cao.

Mô hình liên kết trồng lúa thông minh xen kẽ ướt khô để bán tín chỉ carbon đang hình thành, giúp tháo gỡ điểm nghẽn về giảm phát thải và tăng sản lượng lúa.

Theo tính toán từ đơn vị liên kết thu mua, trung bình 1 ha lúa sẽ thu về được từ 3 đến 4 tín chỉ carbon. Mỗi tín chỉ carbon bán ra với giá 20 USD. Điều quan trọng nhất là năng suất lúa theo mô hình liên kết này cao hơn so với canh tác truyền thống.

Để bán được tín chỉ carbon từ trồng lúa, nông dân cũng phải thực hiện thêm việc không đốt rơm, rạ; tăng lượng phân bón sinh học, mục tiêu giảm lượng phát thải khí metan và tạo ra carbon thấp từ trồng lúa.

Hiện nay diện tích sản xuất lúa của nước ta khoảng 7 triệu ha. Đây là nguồn cung dồi dào để bán tín chỉ carbon gia tăng thêm giá trị cho cây lúa. Quan trọng hơn, với mô hình canh tác lúa thông minh xen kẽ ướt khô gắn thu mua tín chỉ carbon giúp nông dân dần chuyển đổi hướng canh tác mới, giảm đầu tư nâng cao năng suất.

Tiềm năng lớn kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vùng ĐBSCL

ĐBSCL có tiềm năng, lợi thế rất lớn để khai thác kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Để khai thác được tiềm năng này, cần thu hút được các doanh nghiệp lớn vào cuộc.

Vùng ĐBSCL cũng có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế tuần hoàn như đa dạng các sản phẩm từ dừa; mô hình trồng dừa kết hợp với các ngành khác. Bên cạnh đó, có thể thu gom các bộ phận của cây dừa như tàu lá dừa, vỏ xơ dừa kết hợp với phân gia súc, gia cầm để làm phân bón hữu cơ. phát triển công nghệ chế biến, hỗ trợ các doanh nghiệp hay những ý tưởng khởi nghiệp trong nông nghiệp có thể gắn kết với mô hình kinh tế tuần hoàn.

Vùng ĐBSCL cần nâng cao năng lực, phát huy vai trò các HTX, kết nối nông dân để thu hút sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp lớn, tiến tới xây dựng các chương trình hợp tác, phát triển kinh tế tuần hoàn với các địa phương lân cận, đặc biệt là TP.HCM.

Việc phát triển công nghệ chế biến, hỗ trợ các doanh nghiệp hay những ý tưởng khởi nghiệp trong nông nghiệp có thể gắn kết với mô hình kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL cần nâng cao năng lực, phát huy vai trò các HTX, kết nối nông dân để thu hút sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp lớn, tiến tới xây dựng các chương trình hợp tác, phát triển kinh tế tuần hoàn với các địa phương lân cận, đặc biệt là TP.HCM.

Điện gió và điện mặt trời phát triển mạnh chưa từng thấy tại EU

Sản lượng điện gió và điện Mặt Trời tại Liên minh châu Âu (EU) trong năm vừa qua đã tăng 46% so với năm 2019, đồng thời thay thế 20% nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch của khối này. Công suất điện gió và điện Mặt Trời ở EU đã tăng 65% kể từ năm 2019.

windeisenach-0

Một cánh đồng điện gió tại Đức

Công suất điện gió tăng 31%, lên 219 gigawatt (GW) vào năm 2023, trong khi công suất năng lượng Mặt Trời tăng hơn gấp đôi lên 257 GW, tương đương với hơn 230.000 tấm pin năng lượng Mặt Trời được lắp đặt mỗi ngày trong suốt 4 năm.

Công suất điện gió và điện Mặt Trời ở EU hiện tăng mạnh chưa từng có, đưa công suất điện từ than đá và khí đốt giảm xuống mức thấp kỷ lục. EU đang trong quá trình chuyển đổi lâu dài từ việc phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện.

Công suất điện gió và điện Mặt Trời bổ sung đã làm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong các nguồn điện ở EU năm 2023 lên 44%. Trong khi đó, công suất điện từ các nguồn than đá và khí đốt giảm đã kéo tỷ trọng các nguồn từ nhiên liệu hóa thạch từ 39% xuống 32,5%.

Năng lượng tái tạo ở nơi có nhiều dầu mỏ nhất trái đất

Trung Đông đang bắt tay vào quá trình chuyển đổi năng lượng với sự gia tăng năng lượng tái tạo, chủ yếu là năng lượng mặt trời, để vượt qua nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện vào năm 2040.

Công suất năng lượng tái tạo ở Trung Đông dự kiến ​​sẽ tăng theo cấp số nhân trong những năm tới. Năng lượng mặt trời sẽ nổi lên như nguồn năng lượng chính, chiếm hơn một nửa nguồn cung năng lượng của khu vực vào giữa thế kỷ này.

Các nguồn năng lượng xanh sẽ vượt qua việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong ngành điện vào năm 2040. Năng lượng mặt trời sẽ nổi lên như nguồn năng lượng chính, chiếm hơn một nửa nguồn cung năng lượng của khu vực vào giữa thế kỷ này, so với mức 2% vào năm ngoái.

Đến năm 2050, các nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện, năng lượng mặt trời và gió, dự kiến ​​sẽ chiếm 70% cơ cấu sản xuất điện của Trung Đông.

Bất chấp việc gia tăng lắp đặt năng lượng sạch, khu vực này vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch và khí đốt tự nhiên trong thời gian tới, với mức sử dụng dự kiến ​​sẽ tăng lên mức cao nhất vào khoảng năm 2030. Mặc dù Trung Đông có phần tụt hậu so với châu Á và châu Phi trong việc chuyển đổi năng lượng tái tạo nhưng các dự án đầy triển vọng vẫn đang được triển khai.

Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở Trung Đông không chỉ cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và đa dạng hóa nền kinh tế mà còn rất quan trọng để đạt được các mục tiêu bền vững lâu dài của khu vực.