Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tin phát triển bền vững ngày 23/12: Sớm hoàn thiện khung pháp lý cho tín chỉ carbon rừng

VOH - Phát triển khu công nghiệp xanh: Hướng cam kết thực hiện phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Môi trường “sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào”

Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường ngày 21/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu hợp nhất Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT để xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đặt môi trường làm nền tảng phát triển bền vững. Ông nhấn mạnh việc hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy kinh tế xanh, tuần hoàn, ứng dụng công nghệ số như AI, blockchain trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đồng thời, ngành cần tăng cường xử lý chất thải hiện đại, cải thiện môi trường sống, đảm bảo khai thác tài nguyên bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

tang-truong-xanh-600x400

Phát triển khu công nghiệp xanh: Hướng cam kết thực hiện phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam

Theo Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2024, cả nước hiện có 416 khu công nghiệp, trong đó 296 khu đã hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 72,4%. Đến năm 2030, mục tiêu đạt 600 khu, tập trung phát triển xanh và bền vững. Các khu công nghiệp đang thu hút gần 10.400 dự án trong nước và 11.200 dự án FDI, đóng góp 50% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Xu hướng khu công nghiệp sinh thái, ứng dụng kinh tế tuần hoàn, đang được thúc đẩy để đáp ứng tiêu chí quốc tế và cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, chuyển đổi xanh đối mặt với nhiều thách thức về pháp lý, tài chính và chi phí đầu tư cao. Giới chuyên gia kiến nghị cần sớm có Luật Khu công nghiệp và quy hoạch tổng thể để tạo nền tảng phát triển bền vững.

khu-cong-nghiep-o-vietnam-1-600x319

Bộ trưởng Công Thương: Đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam làm điện hạt nhân

Chiều 20/12 tại Nhật Bản, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác đã làm việc với nhóm doanh nghiệp và trường đại học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân. Bộ trưởng khẳng định điện hạt nhân là nguồn năng lượng xanh, bền vững, cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam sẽ tái khởi động Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng. Bộ Công Thương cùng EVN sẽ rà soát, cập nhật quy hoạch và đề xuất Chính phủ giao EVN làm chủ đầu tư, đảm bảo lựa chọn công nghệ tiên tiến, an toàn nhất.

Bộ trưởng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ hoàn thiện cơ chế chính sách, lựa chọn công nghệ, đào tạo nhân lực và tài trợ vốn. Hợp tác này nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng hạt nhân và nâng cao quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nhật Bản.

dien-hat-nhan-106496

Sớm hoàn thiện khung pháp lý cho tín chỉ carbon rừng

Báo cáo hiện trạng rừng năm 2023 của Bộ NNPTNT cho thấy Việt Nam có 10,13 triệu ha rừng tự nhiên và 3,8 triệu ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ đạt 42,02%. Điều này mở ra tiềm năng lớn trong cung cấp tín chỉ carbon, với khả năng hấp thụ âm 40 triệu tấn carbon/năm. Bộ NNPTNT đang hoàn thiện tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng để vận hành thị trường carbon trong nước, góp phần giảm phát thải và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

Hiện Việt Nam đã chuyển nhượng 10,3 triệu tín chỉ carbon, thu về 51,5 triệu USD từ WB. Tuy nhiên, thị trường carbon tự nguyện và tuân thủ chưa được kết nối, cùng với việc thiếu khung pháp lý và cơ chế vận hành chính thức. Để tận dụng cơ hội, cần đồng bộ chính sách, nâng cao lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thí điểm xuất bán tín chỉ carbon ra quốc tế.

anhtren1

Bình luận