Chờ...

Vợ hoặc chồng mất không để lại di chúc, tài sản chung được thừa kế như thế nào?

VOH - Khi một trong hai vợ chồng mất không để lại di chúc, tài sản đứng tên chung sẽ trở thành tài sản thừa kế và được chia theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Trong quá trình vợ chồng chung sống có tài sản chung, trường hợp vợ hoặc chồng mất không để lại di chúc thì anh em của vợ hoặc chồng có được thừa kế từ tài sản của người đã mất không?

Thính giả Loan (TP.HCM) 

Luật gia Hạnh Lợi đến từ Hội Luật Gia TP.HCM giải đáp:

Trường hợp khi mất không để lại di chúc, tài sản chung sẽ được chia theo luật quy định. Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được xác định theo thứ tự như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người chết; anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba: Cháu gọi của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; chắt gọi của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Nếu ở hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, hoặc không có quyền thừa kế tài sản, từ chối thừa hưởng tài sản thì những người thuộc hàng thừa kế thứ hai sẽ được thừa hưởng. Điều này cũng được xác định tương tự nếu không còn ai hưởng thừa kế thứ hai và tính sang hàng thừa kế thứ ba. Lưu ý phần tài sản chung sẽ được chia phần bằng nhau đối với người thừa kế cùng hàng. 

Các câu hỏi về luật được giải đáp bởi các luật sư uy tín trong chương trình Luật sư của bạn phát sóng trên kênh FM 99.9MHz. Quý vị có thể gửi thắc mắc về luật cần giải đáp về cho chương trình Luật sư của bạn tại đây.