Tiêu điểm: Nhân Humanity
Đề cử 09: Ứng dụng khai báo F0 trực tuyến 16:48

Đề cử 09: Ứng dụng khai báo F0 trực tuyến

Nắm bắt tình hình, Sở Y tế và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp và thống nhất triển khai Quy trình chuyển đổi số để xác nhận F0 và Quy trình chuyên đổi số trong cập nhật giấy hoàn thành cách ly y tế tại nhà. Người dân khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19 sẽ thực hiện xét nghiệm nhanh tại nhà, nếu có kết quả dương tính thì đăng nhập vào địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn trên máy vi tính hoặc điện thoại thông minh để khai báo. Sau khi ghi nhận thông tin khai báo của người dân, hệ thống sẽ gửi tin nhắn tự động đến nhân viên trạm y tế để thông báo tiếp nhận. Tùy theo đối tượng và tình trạng sức khỏe của người mắc COVID-19, hệ thống sẽ phân loại thành các nhóm nguy cơ để xây dựng các cảnh báo cho nhân viên trạm y tế khẩn trương tiếp cận và đánh giá. Tất cả các trạm y tế đều phải tiếp nhận F0 khai báo trên phần mềm. Khi đủ thời gian cách ly, người F0 thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà, nếu có kết quả âm tính thì gửi hình ảnh xét nghiệm vào “Nền tảng số quản lý COVID- 19” để nhận được Giấy hoàn thành cách ly y tế tại nhà được gửi qua email đến người F0.

Nội dung chính
Em sợ lắm, chưa bao giờ em thấy thành phố trong tình cảnh như vậy. Cái lúc em bị dịch mà phong toả em cũng không biết làm gì, em tưởng em chết luôn rồi chứ!Mấy ngày đầu còn có cô năm kế bên giúp khai báo, sau đó cổ bệnh rồi tụi tui không biết làm gì luôn.Sợ chú ơi, nhìn người ta chết sợ lắm. Lúc đó cầu mong nhà nước có cách hỗ trợ thôi.Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước Việt Nam trải qua 4 đợt dịch. Trong đó, đợt dịch thứ 4 kéo dài nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất cho Việt Nam với sự xuất hiện của biến chủng Delta. Ngày 29-04-2021, TP.HCM xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại quận Bình Tân. Đến ngày 18-05-2021, thêm 2 ca nhiễm xuất hiện tại quận 7 và Thủ Đức. Và ngày 27-05-2021, Bệnh viên Nhân dân Gia Định phát hiện 3 trường hợp có triệu chứng đến khám và được tầm soát, sau đó được xác định nhiễm Covid-19.Ba trường hợp trên chính là hồi chuông báo động của TP.HCM. Từ đó, thành phố tiến hành điều tra, truy vết hàng hoạt chùm ca nhiễm trong cộng đồng. Những chùm ca nhiễm xuất hiện, sau đó lây lan khắp nơi trên thành phố, dẫn tới tình trạng quá tải ở các bệnh viện, trạm y tế, dù cả hệ thống y tế của TP vẫn cố gắng và làm việc cật lực.Đến tháng 7-2021, TPHCM bắt đầu triển khai cách ly F0 tại nhà. Khi người dân có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 sẽ được cách ly tại nhà. Sau khi khai báo, bệnh nhân sẽ được trạm y tế quản lý và theo dõi chăm sóc. Người dân có nhiều cách để liên hệ trạm y tế. Sau khi được cách ly đủ 10 ngày, trạm y tế sẽ cấp giấy xác nhận cách ly nếu người dân có kết quả âm tính sau khi xét nghiệm lại. Tuy nhiên, vào đầu tháng 3-2022, số ca mắc Covid-19 tại thành phố có xu hướng tăng mỗi ngày. Với số lượng F0 tiếp nhận mỗi ngày tăng cao, trung bình khoảng 500 F0, nhân viên y tế luôn quá tải, trạm y tế luôn đông kín người dân xếp hàng để đăng ký và làm xét nghiệm để được xác nhận là F0. Cùng với đó, nhiều người đến trạm y tế để làm xét nghiệm và thủ tục để được xác nhận hoàn thành thời gian cách ly. Điều này dẫn đến tình trạng ùn ứ người F0 tại các trạm y tế, do nhân viên y tế tại các Trạm y tế bị quá tải công việc và gây phiền hà cho người dân là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm này, bài toán được đặt ra cho ngành y tế TPHCM là làm thế nào để giảm tải cho hệ thống y tế, giữ an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế, tiết kiệm thời gian và nhân lực.Nắm bắt tình hình, Sở Y tế và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp và thống nhất triển khai Quy trình chuyển đổi số để xác nhận F0 và Quy trình chuyên đổi số trong cập nhật giấy hoàn thành cách ly y tế tại nhà. Người dân khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19 sẽ thực hiện xét nghiệm nhanh tại nhà, nếu có kết quả dương tính thì đăng nhập vào địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn trên máy vi tính hoặc điện thoại thông minh để khai báo. Sau khi ghi nhận thông tin khai báo của người dân, hệ thống sẽ gửi tin nhắn tự động đến nhân viên trạm y tế để thông báo tiếp nhận. Tùy theo đối tượng và tình trạng sức khỏe của người mắc COVID-19, hệ thống sẽ phân loại thành các nhóm nguy cơ để xây dựng các cảnh báo cho nhân viên trạm y tế khẩn trương tiếp cận và đánh giá. Tất cả các trạm y tế đều phải tiếp nhận F0 khai báo trên phần mềm. Khi đủ thời gian cách ly, người F0 thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà, nếu có kết quả âm tính thì gửi hình ảnh xét nghiệm vào “Nền tảng số quản lý COVID- 19” để nhận được Giấy hoàn thành cách ly y tế tại nhà được gửi qua email đến người F0. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số luôn có nhiều thách thức. Thách thức đầu tiên là về con người. Rất nhiều người dân quan ngại về độ khả thi của mô hình này, nhiều người cũng cho rằng mô hình này rất khó triển khai vì không thể áp dụng được. Không phải bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận với công nghệ mới, nhất là người cao tuổi, người không có các thiết bị thông minh… . Hiểu rõ các vấn đề khó khăn trong chuyển đổi số. SYT đã có sự chuẩn bị ngay từ đầu. Về điều này, THS Trần Đức Định, trưởng phòng CNTT, Sở Y Tế TP.HCM cho biết:(Băng THS Trần Đức Thịnh) Với sự quan tâm và nỗ lực của liên ngành, Tính đến 10 giờ 00 ngày 09/11/2022 đã có gần 49.700 lượt khai báo của người dân mắc COVID-19 được ghi nhận trên hệ thống. Trong đó, các trạm y tế được hệ thống cảnh báo 842 trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 65 tuôi và có bệnh nền) cần được tư vấn và chăm sóc tại nhà; 7.335 trường hợp có dầu hiệu nặng (mệt/khó thở/đau tức ngực) được hệ thống cảnh báo đến các Trạm Y tế phường, xã để chủ động tư vấn và cung cấp thuốc điều trị kịp thời, cũng như hướng dẫn nhập viện ngay khi có chỉ định. Như vậy, công tác chuyển đổi số ngoài hiệu quả làm giảm phiền hà cho người dân mắc F0 còn có tính năng rất quan trọng là tăng cường phát hiện và bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ và người có dâu hiệu nặng, điều mà trước đây Ngành Y tế vẫn còn lo khi thực tế vẫn còn bỏ sót một số người thuộc nhóm nguy cơ và người có triệu chứng nặng. THS Trần Đức Định, trưởng phòng CNTT, Sở Y Tế TP.HCM chia sẻ:(Băng THS Trần Đức Thịnh)Với các ưu điểm nổi bật như: Giảm nguy cơ tử vong cho các đối tượng khai báo có triệu chứng nặng hoặc thuộc nhóm nguy cơ khi mắc COVID-19 bằng tiện ích “thông minh” tự động phát hiện nhóm đôi tượng nguy cơ này, gửi tin nhắn cảnh báo đến bác sĩ và nhân viên của Trạm y tê giúp kịp thời tư vân và can thiệp. Giảm rắc rối, phiền hà và thời gian của người dân khi phải xếp hàng, chờ đợi, đi lại nhiêu lân đến các trạm y tê phường/xã khi khai báo F0 và khai báo hoàn tât cách ly. Giảm nguy cơ lây nhiễm cho người dân khi phải tập trung chỗ đông người để làm các xét nghiệm, thủ tục hành chính. Giảm tải cho nhân viên tại các trạm y tế trong công tác hành chính, nhập liệu khi các thông tin hành chính, thủ tục, thông tin xét nghiệm được người dân tự nhập và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhân viên chỉ cân kiêm tra, xác minh và tiêp nhận. Hệ thống cho phép phân tích tự động các chỉ số để phân loại bệnh, giúp nhận diện, phát hiện sớm các ca có triệu chứng nặng đê nhân viên y tê ưu tiên xử lý.Thông tin được thông suốt giữa người dân, cán bộ y tế, lãnh đạo: Hệ thống có các thông báo bằng SMS tức thời giúp người dân nắm rõ tình hình tiếp nhận, xử lý; cán bộ y tế biết tình hình khai báo, cảnh báo bệnh nhân nặng để ưu tiên xử lý. Hệthống có dashboard giúp lãnh đạo theo dõi dễ dàng thông tin, từ đó có những chỉ đạo nhanh chóng kịp thời đối phó với tình hình dịch bệnh. Mô hình khai báo F0 và Khai báo hoàn thành cách ly trực tuyến đã giúp ích rất nhiều trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, để mô hình này được triển khai một cách trơn tru hoàn toàn không dễ dàng.THS Trần Đức Định, trưởng phòng CNTT, Sở Y Tế TP.HCM cho biết:(Băng THS Trần Đức Thịnh)Với những thành tựu trên, mô hình Khai báo F0 và Khai báo hoàn thành cách ly trực tuyến có thể được xem là một trong những điển hình của việc chuyển đổi số trong ngành y tế. Vấn đề mà tòan xã hội đang quan tâm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong chuyển đổi số, một vấn đề rất quan trọng đó chính là nhận thức, đặc biệt là sự nhận thức đến từ lãnh đạo các cơ quan. Ngay từ những ngày đầu, lãnh đạo Sở Y Tế Tp.HCM đã có tầm nhìn xa về chuyển đổi số, điều này góp phần giúp mô hình khai báo F0 và Khai báo hoàn thành cách ly trực tuyến thành công hơn. THS Trần Đức Định, trưởng phòng CNTT, Sở Y Tế TP.HCM cho biết:(Băng THS Trần Đức Thịnh)Đại dịch Covid-19 đã dần được khống chế. Đại dịch qua đi, để lại nhiều mất mát, đau thương, nhưng cũng là những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, phòng chống dịch. Những thành tựu mà ngành y tế TPHCM đạt được trong thời gian vừa qua chính là những minh chứng cho tầm nhìn xa của ngành, cũng là tiền đề cho sự để ngành y tế tiếp tục nghiên cứu, phát triển và thực hiện chuyển đổi số trong tương lai.
Hiện thêmẨn bớt