Tiêu điểm: Nhân Humanity

32 danh ngôn, câu nói hay của nhà toán học Blaise Pascal

(VOH) - Blaise Pascal chính là nhà khoa học người Pháp đã sáng tạo ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên trên thế giới. Đồng thời ông còn là cha đẻ của định luật pascal và lý thuyết xác suất.

Những ai yêu thích toán học ắt hẳn đều đã từng nghe về biểu mẫu tam giác Pascal, được tìm thấy bởi nhà khoa học Blaise Pascal. Ông không chỉ là người có đóng góp to lớn cho giới khoa học, mà đồng thời còn là người đã chỉ ra giới hạn nhất định của logic. 

1. Blaise Pascal là ai?

Blaise Pascal là một nhà khoa học và toán học người Pháp, ông sinh ra tại Clermont-Ferrand, Pháp vào ngày 19 tháng 6 năm 1623. Mẹ của ông đã qua đời khi Pascal mới lên ba, vì vậy ông đã lớn lên trong vòng tay của cha bên cạnh chị và em gái.

Từ nhỏ Blaise Pascal đã tiếp nhận sự giáo dục nghiêm khắc từ cha mình, và cho thấy tố chất của một ‘thần đồng’. Ông học hỏi vô cùng nhanh và thường có những câu hỏi rất người lớn, đôi khi còn tự mình giải đáp những câu hỏi đầy hóc búa.

Nhận ra tài năng của con trai, cha của Pascal đã tạo điều kiện để ông được theo học những khóa học tốt nhất. Thậm chí gia đình ông còn chuyển nhà tới Paris vào năm 1631, vì để phục vụ cho việc học của Pascal. 

pascal-voh-1

Pascal đã tự mình học hỏi lối tư duy logic cũng như cách quan sát và suy ngẫm, thông qua các cuộc đàm phán của cha mình, một luật sư của tòa Chánh án.

Năm 1639, khi mới 16 tuổi, cậu thiếu niên trẻ tuổi Pascal đã viết một bài luận về “Mystic Hexagram” (Ngày nay được gọi là định lý Pascal). Tiếp theo đó, vào năm 1642 chưa đầy 19 tuổi Blaise Pascal đã sáng tạo ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên trên thế giới mang tên Pascaline.

Sau khi đạt được một số thành tựu nhất định, ông bắt đầu đi sâu vào giới khoa học và tìm ra ‘Biểu mẫu tam giác số học’, thứ mà ngày nay ta thường gọi là ‘tam giác Pascal’.

3. Những cống hiến khoa học của Blaise Pascal

Blaise Pascal để lại cho nhân loại những phát minh và công trình nghiên cứu vô giá đem đến sự phát triển của xã hội như ngày nay. Sau đây là những công trình tiêu biểu nhất của ông.

3.1 Định lý Pascal

Định lý Pascal chính thức được xuất bản vào năm 1639, nó nói rằng "nếu một hình lục giác được vẽ trên một đường conic (hình tròn, elip, parabol,…) thì giao điểm của các cặp cạnh đối diện nằm trên một đường thẳng".

Nó cũng được định nghĩa đơn giản hóa trong chương trình học ngày nay như sau: "Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F nằm trên (O). Gọi G, H, K lần lượt là giao điểm của AB và DE, BC và EF, AF và CD. Khi đó M, N, P thẳng hàng".

Cuộc đời và cống hiến của Blaise Pascal 4
Minh họa cho định lý Pascal  

Định lý Pascal là một định lý rất quan trọng trong hình học phẳng. Nó là công cụ đắc lực giúp việc chứng minh các điểm thẳng hàng trở nên dễ dàng hơn. Và cho đến nay, nó vẫn được áp dụng vô cùng phổ biến.

3.2 Máy tính cơ học đầu tiên trên thế giới

Năm 1640, cha của Blaise Pascal được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Cục thuế ủy viên hoàng gia ở Rouen, Normandy. Thiếu niên Blaise Pascal, khi ấy chỉ mới 17 tuổi, đã nghiên cứu tìm cách chế tạo một công cụ tính toán để giúp đỡ cho công việc của cha mình.

Sau hơn 2 năm nỗ lực với 50 bản thử nghiệm, vào năm 1642 Blaise Pascal đã phát minh ra máy tính cơ học đầu tiên trên thế giới. Chiếc máy này có thể thực hiện phép cộng và phép trừ, được gọi là máy tính Pascal hay Pascaline.

Cuộc đời và cống hiến của Blaise Pascal 3
Máy tính Pascal - máy tính cơ học đầu tiên trên thế giới

3.3 Chân không và áp suất khí quyển

Năm 1647, Blaise Pascal phản bác lại quan điểm của Aristotle, lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của chân không qua một loạt thí nghiệm với áp kế thủy ngân: "Không gian tồn tại trên đỉnh chất lỏng bên trong áp kế là một khoảng không". Thí nghiệm này đã đặt nền móng cho những thí nghiệm tiếp theo của ông về áp suất khí quyển.

Blaise Pascal dùng hai áp kế thủy ngân để đo áp suất không khí ở Paris và trên đỉnh núi nhìn ra Clermont Ferrand. Sự thay đổi mức thủy ngân trong áp kế chứng minh rằng ở trên cao, áp suất khí quyển sẽ thấp hơn.

3.4 Định luật Pascal về chất lỏng

Cũng từ những nghiên cứu về áp suất khí quyển, năm 1653 ông tìm ra được nguyên lý: "Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và thành bình". Nguyên lý này đã đem đến bước tiến vượt bậc cho ngành thủy động học và thủy tĩnh học.

Cuộc đời và cống hiến của Blaise Pascal 5
Nguyên lý máy ép thủy lực

Người ta lấy tên ông để đặt cho nguyên lý này, gọi là nguyên lý Pascal hay định luật Pascal. Dựa trên nguyên lý này, Blaise Pascal cũng đã phát minh ra ống tiêm và máy ép thủy lực, tiền thân của những công cụ đắc lực trong đời sống hiện đại ngày nay.

3.5 Tam giác Pascal

Cũng trong năm 1653, trong Chuyên luận về Tam giác số học, Blaise Pascal đã miêu tả về tam giác Pascal. Tam giác Pascal là một tam giác với đỉnh là số 1, hai cạnh hai đều là 1, tổng của hai số hàng trên là kết quả của hàng dưới. Các con số là vô hạn, vì thế tam giác Pascal cũng vô hạn.

Tam giác Pascal đặt nền móng cho sự phát triển của lý thuyết xác suất chỉ một vài năm sau đó.  Về sau nó được ứng dụng rộng rãi trong đại số, tổ hợp xác suất, mật mã và cả trong cuộc sống thường ngày.

Cuộc đời và cống hiến của Blaise Pascal 6
Tam giác Pascal 

Một số thành tự khác như:

  • Tìm ra lý thuyết xác suất (1654)
  • Đóng góp cho tác phẩm "Về tinh thần hình học và Nghệ thuật thuyết phục" (De l’Esprit géométrique et de l’Art de persuader) (1658)
  • Tác giả cuốn sách kinh điển “Pensées” (Tư tưởng) (1669 - in sau khi ông mất)

Tuy Blaise Pascal đã qua đời từ sớm vì bạo bệnh khi mới chỉ 39 tuổi (1662), thế nhưng nhà khoa học vĩ đại này đã đạt được rất nhiều thành tựu có ý nghĩa cho sự tiến bộ của nền văn minh loài Người.

Xem thêm: 

Những thành tựu nổi bật và danh ngôn đầy lãng mạn của ‘hoàng tử’ toán học Carl Gaus

Nhà bác học Archimedes: Những phát minh và câu nói hay, danh ngôn nổi tiếng

Danh ngôn hay của nhà toán học, triết gia Descartes

3. Tổng hợp những danh ngôn để đời của nhà khoa học Blaise Pascal 

Là một nhà Toán học và khoa học lừng danh, Blaise Pascal đã cho thấy năng lực xuất chúng không chỉ trong những lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Ông chính là người đã chỉ ra lỗ hổng trong tư duy, còn thông qua đó để khái quát những khái niệm tương quan.

Dưới đây là tổng hợp những danh ngôn, triết lý về cuộc sống của nhà khoa học vĩ đại Blaise Pascal. 

  1. “The heart has its reasons which reason knows not.”
    Tạm dịch: Trái tim có lý lẽ mà lý trí không biết đến.
  2. “Men never do evil so completely and cheerfully as when they do it from religious conviction.”
    Tạm dịch: Đàn ông không bao giờ có thể làm điều ác một cách hoàn toàn vui vẻ, như khi họ làm điều đó từ niềm tin tôn giáo.
  3. “Our nature lies in movement; complete calm is death.”
    Tạm dịch: Bản chất của chúng ta nằm trong sự chuyển động; khi hoàn toàn bình tĩnh nghĩa là ta sẽ chết.
  4. “Those honor nature well, who teach that she can speak on everything.”
    Tạm dịch: Những người tôn vinh bản chất tốt đẹp, sẽ là người dạy cô ấy rằng cô có thể nói về mọi thứ.
  5. “People almost invariably arrive at their beliefs not on the basis of proof but on the basis of what they find attractive.”
    Tạm dịch: Hầu như mọi người đều đạt được niềm tin của mình, không phải dựa trên cơ sở chứng minh mà là dựa trên những gì họ thấy hấp dẫn.
  6. “Curiosity is only vanity. We usually only want to know something so that we can talk about it.”
    Tạm dịch: Sự tò mò chỉ phù phiếm. Thông thường chúng ta chỉ muốn biết điều gì đó mà ta có thể nói về nó.
  7. “Nature has made all her truths independent of one another. Our art makes one dependent on the other.”
    Tạm dịch: Thiên nhiên đã khiến những sự thật của cô ấy trở thành một cá thể độc lập. Nghệ thuật của chúng ta thì lại khiến chúng phải phụ thuộc vào nhau.
  8. “Justice without force is powerless; force without justice is tyrannical.”
    Tạm dịch: Công bằng mà không có vũ lực chính là sự bất lực; vũ lực mà không có công bằng chính là sự hung tàn.
  9. “Do you wish people to think well of you? Don't speak well of yourself.”
    Tạm dịch: Bạn muốn người ta nghĩ tốt về mình không? Vậy đừng nói tốt về bản thân mình.
pascal-voh-3
  1. “Little things comfort us because little things distress us.”
    Tạm dịch: Những điều nhỏ nhặt an ủi chúng ta bởi những điều nhỏ bé đã làm chúng ta đau khổ.
  2. “To understand is to forgive.”
    Tạm dịch: Thấu hiểu chính là sự tha thứ.
  3. “Men are so necessarily mad, that not to be mad would amount to another form of madness.”
    Tạm dịch: Đàn ông buộc phải nổi điên (một lúc nào đó), nếu không thì anh ta cũng sẽ điên cuồng theo một cách khác.
  4. “Lust is the source of all our actions, and humanity.”
    Tạm dịch: Ham muốn là nguồn gốc cho mọi hành động của chúng ta, và cả con người.
  5. “In difficult times carry something beautiful in your heart.”
    Tạm dịch: Trong thời gian khó khăn, hãy mang theo điều gì đó đẹp đẽ trong tim.
  6. “Truth is so obscure in these times, and falsehood so established, that, unless we love the truth, we cannot know it.”
    Tạm dịch: Trong thời buổi này sự thật quá mù mờ, và sự giả dối được thiết lập thật đến mức, nếu chúng ta không đam mê sự thật thì không thể biết được.
  7. “The last thing one discovers in composing a work is what to put first.”
    Tạm dịch: Điều cuối cùng ta khám phá ra trong việc sáng tác một tác phẩm là điều gì phải được đặt lên hàng đầu.
  8. “It is man's natural sickness to believe that he possesses the truth.”
    Tạm dịch: Đó là căn bệnh tự nhiên của con người khi tin rằng anh ta sở hữu sự thật.

Xem thêm:

Cuộc đời, sự nghiệp của Niels Bohr và những cống hiến của ông cho ngành vật lý

36 câu nói hay của Marie Curie - Nữ khoa học gia vĩ đại nhất

Cuộc đời đầy bi kịch của cha đẻ ngành khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo Alan Turing

pascal-voh-4
  1. “When one does not love too much, one does not love enough.”
    Tạm dịch: Khi ai đó không yêu thương quá nhiều, nghĩa là anh ta chưa yêu đủ.
  2. “All of humanity's problems stem from man's inability to sit quietly in a room alone.”
    Tạm dịch: Tất cả các vấn đề của nhân loại đều bắt nguồn từ việc con người không thể ngồi yên lặng trong phòng một mình.
  3. “Dull minds are never either intuitive or mathematical.”
    Tạm dịch: Những bộ óc buồn tẻ không bao giờ hiểu về trực giác hay toán học.
  4. “To ridicule philosophy is really to philosophize.”
    Tạm dịch: Chế giễu triết học chính là triết học thực sự.
  5. “Kind words don't cost much. Yet they accomplish much.”
    Tạm dịch: Lời nói tử tế không tốn nhiều tiền. Tuy nhiên, thứ đạt được sẽ là rất nhiều thành tựu.
  6. “You always admire what you really don't understand.”
    Tạm dịch: Bạn luôn ngưỡng mộ những gì bạn thực sự không hiểu.
  7. “I would prefer an intelligent hell to a stupid paradise.”
    Tạm dịch: Tôi thích một địa ngục thông minh hơn là một thiên đường ngu ngốc.
  8. “To make light of philosophy is to be a true philosopher.”
    Tạm dịch: Làm sáng tỏ triết học nghĩa là trở thành một triết gia chân chính.
  9. If we examine our thoughts, we shall find them always occupied with the past and the future.
    Tạm dịch: Nếu chúng ta kiểm tra suy nghĩ của mình, ta sẽ thấy chúng luôn hướng về quá khứ và tương lai.
  10. We know the truth not only by the reason, but by the heart.
    Tạm dịch: Chúng ta biết sự thật không chỉ qua lý trí, mà còn qua con tim.
  11. Truly it is an evil to be full of faults; but it is a still greater evil to be full of them and to be unwilling to recognize them.
    Tạm dịch: Đúng là thật tồi tệ khi đầy khuyết điểm; nhưng còn tồi tệ hơn khi đầy khuyết điểm mà không sẵn lòng nhận ra chúng.
  12. The power of a man's virtue should not be measured by his special efforts, but by his ordinary doing.
    Tạm dịch: Không nên đo đức hạnh của người đàn ông bằng những nỗ lực đặc biệt của anh ta mà nên đo bằng hành động thường ngày.
  13. Everything that is incomprehensible does not cease to exist.
    Tạm dịch: Thứ không thể hiểu nổi luôn luôn tồn tại.
  14. Words differently arranged have different meanings, and meanings differently arranged have different effects.
    Tạm dịch: Ngôn từ được sắp đặt khác nhau có những ý nghĩa khác nhau, và những ý nghĩa khác nhau ấy cũng đưa đến những hiệu quả khác nhau.
  15. Reason's last step is the recognition that there are an infinite number of things which are beyond it.
    Tạm dịch: Giới hạn cuối cùng của lý trí là nhận ra rằng có vô số điều vượt ra khỏi nó.

Hy vọng với bài viết về Blaise Pascal sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về cuộc đời và sự tài năng của nhà khoa học đáng ngưỡng mộ này. Ông không chỉ là một phần quan trọng trong giới khoa học Pháp, mà còn là người đã có công sáng tạo to lớn đối với lĩnh vực Toán học trên toàn thế giới.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet               

Bình luận