Thế giới đang không ngừng phát triển và giàu mạnh, tuy nhiên vẫn có những quốc gia nghèo khó, đời sống nhân dân bần cùng, khốn khổ. Liệu những bất lợi và khó khăn mà họ đang gặp phải có được khắc phục và giải quyết?
1. Quốc gia nào nghèo nhất thế giới?
Burundi được biết đến là “đất nước triệu nụ cười” bởi sự nhiệt tình, thân thiện và cởi mở của người dân nơi đây. Tuy nhiên, có một điều đáng buồn bởi đây lại là quốc gia nghèo nhất thế giới.
Burundi có tên chính thức là Cộng hòa Burundi, là một quốc gia nằm ở phía đông châu Phi. Phía Bắc giáp với Tanzania, Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Congo và hồ Tanganyika. Đất nước nằm trong đất liền và phần lớn lãnh thổ là đồi núi cao nguyên.
Burundi có thu nhập bình quân đầu người là 865 USD/năm ~ 21.490.925 VNĐ/năm (số liệu năm 2022), có dân số hơn 12 triệu người và diện tích là 27.834 km2. Do đó, đất nước này hiện nay đang quốc gia nghèo nhất thế giới.
Quốc gia Burundi có nền nông nghiệp lạc hậu, không giáp biển và nghèo tài nguyên. Ngành kinh tế lớn nhất và chủ yếu là nông nghiệp, chiếm khoảng 35% GDP và 90% dân số phụ thuộc vào nghề nông. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm cà phê, chè và chuối.
Đất nước nhỏ bé này còn phải chịu sự tàn phá bởi xung đột sắc tộc và nội chiến kéo dài. Hơn thế, nước này còn phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng đói nghèo, thất học, nguồn nước sạch và sinh hoạt còn rất thấp,... Hiện Burundi đang phụ thuộc nhiều vào viện trợ từ các nhà tài trợ song phương và đa phương.
2. Top 12 quốc gia nghèo nhất thế giới dựa theo GNI (thu nhập quốc dân)
Thật đáng buồn khi các quốc gia nghèo nhất thế giới đa số đều ở Châu Phi nhưng đây cũng không phải là điều quá ngạc nhiên. Do bất lợi về vị trí nằm sâu trong đất liền nên họ không tiếp cận được thương mại hàng hải. Ngoài ra, khí hậu khắc nghiệt, tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra và sự xung đột xã hội, láng giềng thù địch, bạo động,... cũng là nguyên nhân khiến các nước này trở nên nghèo đói.
2.1 Burundi
Đất nước nhỏ bé Burundi có GDP đầu người là 865 USD/năm (năm 2022). Là một nước nghèo tài nguyên, công nghiệp kém phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xuất khẩu cà phê và chè.
Năm 2016, quốc gia này đã xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị khi Tổng thống khi đó là ông Pierre Nkurunziza giành được nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử làm nổ ra tranh cãi. EU (Liên Minh Châu Âu) - nhà tài trợ lớn nhất của nước Burundi cũng vì thế mà đình chỉ hỗ trợ tài chính cho chính phủ của đất nước nhỏ bé này.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã đẩy đất nước Burundi vốn nghèo khó vào tình thế suy thoái, bị cấm vận giao dịch với nước láng giềng Rwanda, gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Burundi.
Cho đến nay, mức GDP của quốc gia này vẫn ở mức khá thấp và còn tồn tại nhiều nguy cơ bạo động, xung đột sắc tộc,...
2.2 Nam Sudan
Nam Sudan xếp ở vị trí thứ 2 trong danh sách những quốc gia nghèo nhất thế giới, khi thống kê GDP đầu người năm 2022 của quốc gia này chỉ ở mức 934 USD/năm.
Nam Sudan được thành lập vào năm 2011, tuy nhiên sau cuộc xung đột kéo dài từ năm 2013 đến 2016 đã cho nền kinh tế của quốc gia này suy yếu. Tuy nhiên được thiên nhiên ưu đãi với đầy đủ tài nguyên nhưng chính sự bất ổn về chính trị và kinh tế đã cản trở sự phát triển của đất nước này.
Dường như Nam Sudan kém phát triển về mọi mặt, cả thành phố gần như không có điện hoặc nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, chỉ có 10.00km đường trải nhựa. Và quốc này cũng được xem là quốc gia kém phát triển nhất theo Liên hợp quốc.
2.3 Cộng hòa Trung Phi
Là một quốc gia tại miền trung Châu Phi, Cộng hòa Trung Phi là quốc gia nghèo thứ 3 trên thế giới sau Burundi và Nam Sudan, có thu nhập GDP đầu người là 1.088 USD/năm (năm 2022).
Nền kinh tế của đất nước này cũng kém phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Nông nghiệp chiếm một nửa GDP với các sản phẩm như cà phê, lúa, ngô, sắn, bông, lạc,... và nền nông nghiệp nước này chủ yếu là tự cung tự cấp. Về khoáng sản thì ngoài kim cương, Trung Phi còn có sắt, niken, mangan,.. nhưng sản lượng thấp không đáng kể.
Bất lợi của Trung Phi là quốc gia này không giáp biển, hệ thống giao thông còn lạc hậu, khí hậu khắc nghiệt và thiếu sự chỉ đạo, định hướng trong việc phát triển kinh tế vĩ mô. Dù được Pháp và cộng đồng quốc tế viện trợ nhưng Cộng hòa Trung Phi vẫn là một quốc gia nghèo do nhiều lý do cản trở kinh tế phát triển.
Xem thêm:
10 đất nước đáng sống nhất thế giới
Top 10 đất nước có diện tích nhỏ nhất thế giới là những quốc gia nào?
Sự thật về 10 quốc gia ít dân nhất thế giới hiện nay
2.4 Somalia
Đất nước 16 triệu dân Somalia đã trải qua ba thập kỷ bạo lực và xung đột nội bộ khiến cho hàng trăm nghìn người dân phải di dời, hạn hán và lũ lụt liên tiếp xảy ra kéo theo nạn đói, bệnh tật, thiếu điều kiện phát triển y tế khiến cho quốc gia này lâm vào tình trạng nghèo khổ.
Cuối thập kỷ trước, GDP của Somalia được tăng đáng kể, nhen nhóm tia hy vọng cho người dân thoát khỏi cảnh bần hàn thì nó đã bị dập tắt bởi đại dịch COVID-19 năm 2020 cùng với lũ lụt gia tăng khiến nền kinh tế ngày càng suy thoái. Việc phong tỏa xuất khẩu lúa mì của Ukraina cũng khiến đất nước này càng trở nên tuyệt vọng.
Đối mặt với nhiều thách thức khó khăn, Somalia đạt GPD đầu người năm 2022 là 1.322 USD/năm và trở thành một trong những đất nước nghèo nhất thế giới.
2.5 Cộng hòa Dân chủ Congo
Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Phi và nằm trong danh sách những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người năm 2022 là 1.328 USD/năm.
Congo là một nước nông nghiệp, người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông nghiệp chiếm khoảng 37,4% GDP cả nước với các loại nông sản chính bao gồm cà phê, chuối, ngô, chè, đường, dầu cọ,... và các sản phẩm như gỗ, cao su,...
Về công nghiệp thì Congo chủ yếu dựa vào khai thác dầu mỏ. Quốc gia này cũng có nguồn tài nguyên và khoáng sản vô cùng dồi dào, được nhiều nước giàu có chú ý đến. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi sự biến động của giá dầu và các cuộc xung đột vũ trang trong nước vào cuối năm 1998 đã gây cản trở trong việc phát triển kinh tế của nước này.
2.6 Niger
Niger nằm ở Tây Phi và là quốc gia nghèo kém phát triển do vị trí sâu trong lục địa, địa hình sa mạc. Đất nước này vẫn còn kém phát triển ở nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng yếu kém và đang chịu sự đe dọa bởi sa mạc hóa cùng với biến đổi khí hậu.
Tình trạng mất an ninh lương thực, tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao cộng thêm các cuộc đụng độ, xung đột đã khiến hàng nghìn người dân phải di tản. Khai thác tài nguyên thiên nhiên như vàng, uranium,... đóng vai trò là chủ lực nền kinh tế cũng phải chịu sự biến động và giá cả hàng hóa thấp. Tất cả khiến cho Niger trở thành một đất nước nghèo khó. Thu nhập bình quân đầu người của đất nước này cũng chỉ đạt 1.443 USD/năm năm 2022.
Xem thêm:
Top 10 đất nước hạnh phúc nhất thế giới
Top 20 gia tộc giàu và quyền lực nhất thế giới hiện nay
Top 10 dãy núi có đỉnh cao nhất thế giới hiện nay
2.7 Mozambique
Xếp thứ 7 trong danh sách những quốc gia nghèo nhất thế giới là Cộng hòa Mozambique. Nguyên nhân chính khiến cho quốc gia này không phát triển là do chiến tranh du kích và nội chiến kéo dài trong suốt 30 năm khiến nền kinh tế bị suy sụp.
Trong những năm gần đây, nền kinh của Cộng hòa Mozambique đã được dự báo là có xu hướng phát triển do mới phát hiện một mỏ khí đốt tự nhiên có thể giúp kinh tế quốc gia này tăng thêm khoảng 40 tỷ USD/năm vào năm 2035.
Tuy nhiên, với những bất lợi và khó khăn như khí hậu khắc nghiệt, tham nhũng và bất ổn chính trị kéo dài nên ít người tin rằng nền kinh tế nước này có thể cải thiện.
Thu nhập bình quân đầu người của Mozambique là 1.457 USD/năm năm 2022.
2.8 Malawi
Malawi cũng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nền kinh tế chính của Malawi là nông nghiệp chiếm khoảng ⅓ GDP và khoảng 80% doanh thu xuất khẩu.
Là một trong những quốc gia kém phát triển nhất theo Liên hợp quốc, Malawi hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức mạnh mẽ như: thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện giáo dục và cơ sở y tế, cũng như các vấn đề về môi trường và vấn nạn HIV/AIDS.
Nền kinh tế của quốc gia này phụ thuộc vào dòng vốn hỗ trợ kinh tế từ IMF (cơ quan tài chính của Liên hợp quốc), Ngân hàng Thế giới và các quốc gia tài trợ riêng lẻ.
Thu nhập bình quân đầu người của Mozambique là 1.588 USD/năm năm 2022.
2.9 Liberia
Cộng hòa Liberia là nước lâu đời nhất Châu Phi và có một điều đáng buồn rằng đây cũng là nước nghèo nhất thế giới trong thời gian dài nhất do phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Sau khi kết thúc cuộc nội chiến vào năm 2003, tình hình chính trị của Liberia tương đối ổn định nhưng Chính phủ không giải quyết triệt để và thỏa đáng các vấn đề nghiêm trọng của quốc gia. Sự sụt giảm hàng hóa và đại dịch Ebola tấn công vào năm 2014 đã khiến đất nước này phải vật lộn gồng gánh.
Hiện nay, kinh tế Liberia đang được cải thiện dần dần. Thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này là 1.667 USD/năm (2022)
Xem thêm:
Top 10 hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, Sahara không đứng đầu
Bảng xếp hạng những hộ chiếu “quyền lực”nhất thế giới
Top 10 đồng tiền giá trị cao nhất thế giới hiện nay
2.10 Chad
Chad là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới nằm ở châu Phi. Nền kinh tế của quốc gia này bị ảnh hưởng bởi sự xa xôi về địa lý, hạn hán, cơ sở hạ tầng không phát triển và bất ổn chính trị.
Hơn thế, khoảng 85% dân số của đất nước này sống dựa vào nông nghiệp và chị ảnh hưởng nhiều bởi sự mất giá của đồng tiền vào năm vào 1994.
Hiện nay, GDP đầu người của Chad nằm ở mức 1.719 USD/năm (năm 2022).
2.11 Madagascar
Madagascar là một quốc đảo nằm trên Ấn Độ Dương với diện tích hơn 900.000 km2. Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, nền kinh tế của Madagascar chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp và 80% dân số đều tham gia sản xuất.
Đa số dân số nước này đều đang sống trong cảnh nghèo đói, thất học. Chăm sóc y tế cũng còn khá yếu kém
Thu nhập bình quân đầu người ở Madagascar là 1.790 USD/năm (năm 2022).
2.12 Sierra Leone
Sierra Leone là một quốc gia nghèo ở Châu Phi, tuy sở hữu nguồn tài nguyên phong phú như kim cương, vàng, titan,... và có khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc trồng trọt, nhưng nền kinh tế nơi đây vẫn gặp nhiều trở ngại do cơ sở hạ tầng yếu kém, các cuộc xung đột và tình trạng tham nhũng.
Dù thu nhập quốc dân của Sierra Leone đã vươn lên 1.972 USD/năm ( năm 2022), nhưng đất nước này vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới.
Xem thêm:
Đại dương và biển rộng lớn nhất trên thế giới hiện nay nằm ở đâu?
Khám phá những cây cầu dài nhất thế giới
Top 7 ngôi chùa lớn nhất thế giới hiện nay nằm ở đâu?
3. Các quốc gia nghèo nhất dựa theo châu lục
Hiện nay, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển vượt bậc, đời sống vật chất của mọi người ngày một tăng cao, tuy nhiên thế giới vẫn còn bỏ lại những quốc gia đói nghèo nhất ở mỗi châu lục như:
3.1 Quốc gia nghèo nhất châu Á
Yemen là quốc gia nghèo nhất châu Á. Vào thời điểm thống nhất, Bắc Yemen và Nam Yemen có hệ thống kinh tế kém phát triển khác nhau nhưng đều gặp khó khăn. Ngoài ra, nền kinh tế nước này còn phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư (1990-1991). Sau đó là cuộc nội chiến vào năm 1994.
Trong những năm gần đây, ngoài sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chính phủ Yemen đã có những chính sách cải cách nhằm khôi phục và phát triển kinh tế nhưng chưa gặt hái nhiều thành công.
Địa hình khô cằn, không có mấy tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt,…) và nạn tham nhũng khiến có lẽ là nguyên nhân khiến Yemen trở thành một trong những nước nghèo trên thế giới. Nạn thất nghiệp gia tăng, chính phủ yếu kém, nạn đói,… nên Yemen phần lớn phải nhờ Hoa Kỳ hỗ trợ.
Theo thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Yemen vào năm 2022 là 2.136 USD/năm.
3.2 Quốc gia nghèo nhất châu Âu
Ukraine chính là quốc gia có thu nhập trên đầu người thấp nhất châu Âu, khi trong năm 2021, GPD đầu người của quốc gia này là 14,326 USD/năm ~ 355.929.470 VNĐ / năm, thấp nhất trong tất cả các quốc gia châu Âu.
Nền kinh tế Ukraine là nền kinh tế hỗn hợp mới nổi nằm ở Đông Âu, phát triển nhanh chóng từ năm 2000 đến năm 2008 bị chững lại do cuộc Đại suy thoái trên toàn thế giới. Đến năm 2010, kinh tế Ukraine dần phục hồi và cải thiện đến năm 2013. Sau đó, nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái nghiêm trọng vào năm 2015. Năm 2016, kinh tế lại bắt đầu tăng trưởng cho đến hiện nay.
Ukraine sở hữu nhiều thành phần của một nền kinh tế lớn của châu Âu gồm: đất canh tác trù phú, cơ sở công nghiệp phát triển, lao động được đào tạo chuyên sâu và hệ thống giáo dục tốt. Tuy vậy, đất nước này vẫn là quốc gia nghèo nhất châu Âu.
3.3 Quốc gia nghèo nhất châu Mỹ
Cộng hòa Haiti là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và nghèo nhất châu Mỹ. Trận động đất kinh hoàng vào năm 2010 đã gây thiệt hại nặng nề cho đất nước này. Ngân hàng thế giới ước tính tổng thiệt hại mà trận động đất gây ra là 8 tỷ USD/năm, tương đương với 120% GDP của nước này.
Dù được chính phủ đã có nhiều cố gắng trong cải cách, song nền kinh tế nước này vẫn chưa được cải thiện và tiến bộ. Quốc gia này vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nền nông nghiệp lạc hậu, bệnh tật như dịch tả, các băng nhóm có vũ trang lộng hành,...
Hiện thu nhập bình quân đầu người của Haiti vào năm 2022 là 3.166 USD/năm.
3.4 Quốc gia nghèo nhất châu Phi
Burundi liên tục “đội sổ” quốc gia nghèo nhất thế giới và nghèo nhất châu Phi. Mặc dù nổi tiếng là nơi có nhiều khoáng sản như kim cương, vàng, niken,... nhưng nền kinh tế nước này vẫn còn lạc hậu và yếu kém, cộng thêm các cuộc bạo động, xung đột sắc tộc, điều kiện, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, y tế kém phát triển khiến Burundi vẫn là một đất nước nghèo nàn.
3.5 Quốc gia nghèo nhất châu Đại Dương
Tổng thu nhập bình quân đầu người của Cộng hòa Kiribati là 2.165 USD/năm năm 2022, khiến nước này trở thành quốc gia nghèo nhất châu Đại Dương.
Phần lớn người dân nơi đây sống dựa vào việc đánh bắt cá và tự cung tự cấp. Nền kinh tế chính hiện phụ thuộc vào hỗ trợ nước ngoài và nguồn thu từ giấy phép đánh bắt để tài trợ cho nhập khẩu và ngân sách phát triển.
Xem thêm:
Top 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay
Top 6 chiếc máy bay lớn nhất thế giới hiện nay
Top 11 loài cá đẹp nhất thế giới
4. Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam nằm ở vị trí nào?
Việt Nam là quốc gia thuộc top những nước đang phát triển với nền công nghiệp hiện đại, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta được nhìn nhận còn khá chậm, đặc biệt là thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tại khu vực Đông Nam Á, quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Singapore 131.580 USD/năm. Singapore luôn đứng trong top 5 quốc gia có thu nhập trung bình cao nhất thế giới nhiều năm qua.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 143 trên thế giới, vào khoảng 12.881 USD/năm một con số không cao bởi dân số Việt nam khá đông và đang xếp thứ 13 trên thế giới. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế nước ta đang ở mức cao nhất trên thế giới trong nhiều năm qua. Ngay cả trong đại dịch Covid-19 nước ta vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế vào nằm trong top đầu của thế giới. Việt Nam được đánh giá là một nước đang phát triển và có nhiều triển vọng trong tương lai.
Có thể thấy rằng, các quốc gia nghèo nhất thế giới đối diện với những thử thách khác nhau, những bất lợi riêng và mong rằng các nước đó sẽ khắc phục được những yếu kém và khó khăn để cùng phát triển với thế giới. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “quốc gia nghèo nhất thế giới”.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet