Chờ...

3 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú, mẹ nên biết

(VOH) – Vỗ lưng giúp bé ợ hơi là một kỹ thuật tuy đơn giản nhưng mang lại rất nhiều lợi ích. Biết cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé tránh bị đầy hơi, nôn trớ hoặc quấy khóc do khó chịu.

Trẻ sơ sinh thường bú nhiều cữ trong ngày, trong quá trình bú cùng với sữa mẹ thì bé cũng nuốt vào một lượng khá nhiều không khí. Nếu không được ợ hơi, không khí tồn đọng trong bụng có thể gây đầy bụng, khó chịu và thậm chí sẽ trở thành nguyên nhân gây ra trào ngược, nôn trớ cho bé.

Tại sao phải vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh?

Khi thực hiện thao tác vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú sẽ giúp bé:

  • Tống được các khí đang bị kẹt trong dạ dày ra ngoài.
  • Bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm được tình trạng ọc sữa, nôn trớ sau khi bú.
  • Khi thể tích dạ dày được giải phóng bé sẽ bú được nhiều hơn, từ đó bé sẽ no lâu và ngủ ngon hơn.

Hướng dẫn 3 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Để giúp bé ợ hơi, mẹ có thế áp dụng một trong những tư thế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau đây:

  • Cách 1

cach-vo-o-hoi-cho-tre-so-sinh-sau-khi-bu-me-nen-biet-voh

Tư thế bế áp bé vào vai hoặc ngực mẹ (Nguồn: Internet)

Mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên vai, bế vác bé, để đầu bé dựa vào vai mẹ. Một tay mẹ bế bé, tay còn lại mẹ xoa vùng lưng bé theo hình tròn hoặc chụm bàn tay lại, vỗ lưng bé theo hướng từ dưới lên để bé ợ hơi.

  • Cách 2

cach-vo-o-hoi-cho-tre-so-sinh-sau-khi-bu-me-nen-biet-1-voh

Tư thế cho bé ngồi vào lòng mẹ (Nguồn: Internet)

Mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên đùi, cho bé ngồi thẳng trên đùi mẹ. Mẹ dùng lòng bàn tay đỡ cằm của bé và phần cổ tay đỡ phần ngực bé. Tay còn lại mẹ nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé. Mẹ có thể cho bé ngồi hơi nghiêng về phía trước để giúp việc đẩy hơi ra ngoài dễ dàng hơn.

  • Cách 3

cach-vo-o-hoi-cho-tre-so-sinh-sau-khi-bu-me-nen-biet-2-voh

Tư thế để bé nằm sấp (Nguồn: Internet)

Cho bé nằm sấp trên cánh tay mẹ, phần đầu bé phải cao hơn ngực, sau đó, mẹ dùng lòng bàn tay xoa theo hình tròn trên lưng bé hoặc vỗ nhẹ lưng bé.

Trong những ngày đầu tiên khi thực hiện cách vỗ ợ hơi cho bé, mẹ có thể sẽ lo lắng vì phần cổ của bé còn yếu. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng cách, phần đầu và cổ của bé luôn được hỗ trợ nên bé sẽ không cảm thấy khó chịu tí nào.

Thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh khi nào?

Với một em bé khỏe mạnh, mẹ luôn cần cho con ợ hơi sau mỗi cữ bú hoặc giữa cữ bú. Tốt nhất, cứ sau khi bé đã bú xong một bên vú, mẹ nên vỗ lưng cho bé ợ hơi trước khi chuyển bé sang bú bên vú còn lại.

Đối với những bé thường bị nôn trớ, mẹ nên cho bé ợ hơi thường xuyên hơn. Và dù ở cữ bú ngày hay đêm thì trong những tháng đầu đời, mẹ nên cố gắng vỗ ợ hơi cho con đều đặn.

Nên vỗ ợ hơi cho bé trong bao lâu?

Thời gian vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sẽ tùy thuộc vào lượng khí có trong dạ dày của bé. Thông thường, nếu sau khi vỗ ợ hơi cho bé trong khoảng vài phút mà bé vẫn chưa ợ hơi, mẹ có thể đổi tư thế và tiếp tục vỗ lưng. Nếu bé vẫn chưa ợ hơi thì mẹ có thể dừng lại vì có thể con không nuốt nhiều khí nên không cần ợ.

Do trong 6 tháng đầu đời, bé bú sữa mẹ là chủ yếu nên mẹ cần phải duy trì việc vỗ lưng ợ hơi cho bé thường xuyên. Sau khoảng thời gian này, việc vỗ lưng ợ hơi cho trẻ không bắt buộc phải làm thường xuyên.

Làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi?

Khi trẻ ợ hơi sẽ phát ra tiếng ợ hoặc bé sẽ ngừng khóc, khó chịu. Trong quá trình vỗ lưng, bé có thể trớ ra một ít sữa, đây là hiện tượng bình thường nên mẹ không cần lo lắng.

Như vậy, vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết cho trẻ vì sẽ giúp trẻ được thoải mái hơn, tránh được rất nhiều tình trạng như ọc sữa hay nôn trớ...

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ mẹ cần biết để không làm hại trẻ : Rất nhiều tình trạng trẻ bị nôn trớ, ọc sữa , vì vậy các mẹ không nên xem thường tình trạng này bởi đó có thể là những dấu hiệu trẻ đang gặp các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.

Những quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh : Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, không ít bậc cha mẹ, ông bà vẫn sử dụng các phương pháp dân gian, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.