Theo một nghiên cứu mới mô hình hóa dữ liệu cho đến năm 2018, ước tính 7 trong số 10 trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 trên toàn thế giới vào năm 2018 có liên quan đến lựa chọn thực phẩm kém.
Nghiên cứu này cho biết, carbs tinh chế (như bột mì trắng, bánh mì trắng, bánh ngọt, mì ống, đồ ăn vặt, ngũ cốc ăn sáng…), thịt đỏ và thịt đã qua chế biến (như thịt xông khói, xúc xích, xúc xích Ý…) là những yếu tố hàng đầu góp phần gây ra bệnh tiểu đường trên toàn cầu - cụ thể là 14 triệu trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 mới vào năm 2018, theo nghiên cứu được công bố hôm 17/4 trên tạp chí Nature Medicine.
Đọc thêm: Người từng mắc Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
Tiến sĩ Dariush Mozaffarian, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Tufts cũng là tổng biên tập của Tufts Health & Nutrition Letter cho biết: “Những phát hiện mới này cho thấy các lĩnh vực quan trọng cần tập trung cải thiện dinh dưỡng và giảm gánh nặng của bệnh tiểu đường”.
Mozaffarian và nhóm của ông đã phát triển một mô hình nghiên cứu về chế độ ăn uống từ năm 1990 đến 2018 và áp dụng mô hình này cho 184 quốc gia. Nghiên cứu cho thấy, so với năm 1990, có thêm 8,6 triệu trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 do chế độ ăn uống không lành mạnh vào năm 2018.
Hơn 60% các trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 do ăn quá nhiều thực phẩm có hại, chẳng hạn ăn quá nhiều gạo, lúa mì và khoai tây đã qua tinh chế; quá nhiều thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến; uống quá nhiều đồ uống và nước trái cây có đường.
Người dân ở Ba Lan và Nga, nơi chế độ ăn có xu hướng tập trung vào khoai tây, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn và các quốc gia khác ở Đông và Trung Âu cũng như Trung Á, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 mới liên quan đến chế độ ăn uống cao nhất.
Colombia, Mexico và các quốc gia khác ở Mỹ Latinh và Caribe cũng có số lượng ca mắc mới cao, mà các nhà nghiên cứu cho rằng có thể là do phụ thuộc vào đồ uống có đường và thịt chế biến sẵn, cũng như ăn ít ngũ cốc nguyên hạt.