Cô Diệp Thúy (50 tuổi, ngụ quận Bình Tân) chia sẻ mỗi tháng cô đều phải đến bệnh viện lấy thuốc uống vì không có thuốc là đau không chịu nổi. Cũng từ đó, cô Thúy sinh ra tâm lý bực bội, hay cáu gắt với người thân. Gia đình không hiểu nên lúc nào với cô, cuộc sống cũng rơi vào bế tắc.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính.
Triệu chứng của viêm khớp thấp: đau, sưng, cứng khớp, làm giới hạn chức năng và vận động. Người bệnh thường bị cứng khớp nặng vào buổi sáng. Tình trạng này sẽ kéo dài 1-2 giờ, có khi là cả ngày.
Xuất hiện những dấu hiệu kèm theo như mệt mỏi, sốt nhẹ, ăn không ngon, khô mắt miệng, nốt cứng thường mọc bên dưới da như bàn tay, khủy tay.
Thống kê cho thấy cứ 100 người thì có 3 người mắc phải viêm khớp dạng thấp. Trong 4 người mắc bệnh thì nữ giới chiếm đến 3 người.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp dễ mắc phải những căn bệnh khác. Nếu không kiểm soát tốt thì bệnh nhân phải đối mặt với những cơn đột quỵ, bệnh lý tim mạch và nguy cơ tàn phế cao.
Do vậy, khi có những triệu chứng nghi ngờ viêm khớp thấp như sưng nóng, đau khớp, cứng khớp kết hợp với biểu hiện mệt mỏi, ăn không ngon, khô mắt miệng, không nên bỏ qua mà phải đi khám. Việc tìm đến bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nhằm xác định đúng loại bệnh và tiến hành điều trị sớm.
Khi có dấu hiệu của bệnh viêm khớp, cần nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi. Mục đích của việc điều trị là giảm thiểu triệu chứng và giới hạn vận động các khớp do bệnh gây ra.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học, trong những năm gần đây việc điều trị bệnh lý này đã khả quan: người bệnh giảm bớt những triệu chứng đau, khó chịu, chức năng khớp được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Việc điều trị càng sớm sẽ mang lại hiệu càng cao, bởi bác sĩ có thể can thiệp hạn chế việc bệnh tấn công hủy hoại các khớp.