Chờ...

Đau đầu và rối loạn tiền đình có thực sự liên quan? Làm sao để phân biệt?

(VOH) - Đau đầu và rối loạn tiền đình đều là những triệu chứng liên quan đến thần kinh mà chúng ta vẫn thường gặp. Vậy làm sao để có thể phân biệt 2 trường hợp này?

Chứng nhức đầu và rối loạn tiền đình là 2 bệnh lý có nhiều triệu chứng tương đồng. Không chỉ mang đến cảm giác khó chịu, mà việc tái đi tái lại nhiều lần cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Để có thể điều trị được bệnh, điều đầu tiên là phải phân biệt được 2 loại bệnh này, tránh gây nhầm lẫn. Vậy đau đầu và rối loạn tiền đình có thực sự liên quan với nhau hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Điều trị rối loạn tiền đình ở dân công sở

Những thông tin cần biết về chứng đau đầu

Đau đầu là gì?

Đau đầu là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể của bạn đang có vấn đề. Thậm chí, nó có thể tiềm ẩn bên trong những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm mà bạn không ngờ đến. Trong đó, đau đầu cũng có nhiều kiểu khác nhau.

Một vài người chỉ bị đau nửa đầu hoặc vùng thái dương, một số khác bị đau khắp đầu, kèm theo triệu chứng buồn nôn. Trong đó, kiểu đau đầu dễ gây nhầm lẫn với chứng rối loạn tiền đình nhất chính là đau nửa đầu.

Theo đó, đau nửa đầu (hay đau đầu Migraine) là tình trạng đau đầu một bên với mức độ trung bình đến nặng. Kiểu đau đầu này tuy tái phát nhiều lần nhưng lại mang tính chất lành tính.

Đau nửa đầu thường kéo dài từ 4 đến 72 giờ và chỉ đau một bên đầu, thỉnh thoảng có thể thay đổi vị trí bên đau giữa hai lần đau. Người bệnh cảm giác đau theo nhịp đập, tăng lên khi vận động hay ở nơi nhiều ánh sáng, ồn ào, có thể đi kèm buồn nôn, hoa mắt, ù tai, cảm giác tê một bên đầu... Đau nửa đầu thường gặp ở nữ giới, độ tuổi từ 12 - 40 và tần suất lưu hành giảm đi sau 40 tuổi.

Điều trị rối loạn tiền đình
Những cơn đau đầu luôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Nguyên nhân gây đau đầu

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đau đầu. Trong đó, các chuyên gia đã chia ra làm 2 loại là đau đầu do bệnh lý và đau đầu không do bệnh lý. Cụ thể:

+ Đau đầu do bệnh lý:

  • Rối loạn chức năng thần kinh: Sự co thắt mạch máu và sự bất cân xứng giữa các chất dẫn truyền thần kinh
  • Thiếu máu: Thiếu máu lên não gây nên các cơn đau đầu dữ dội, đi kèm với các dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt…
  • Tai biến mạch máu não: Những cơn đau đầu liên tục cùng với các dấu hiệu như nôn mửa, giảm thị lực, mất thăng bằng, khả năng nói suy giảm… có thể là biểu hiện của bệnh tai biến mạch máu não và cần phải được điều trị kịp thời trước khi xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.
  • Khối u não: Người có khối u não thường bị đau đầu mà không xác định được nguyên nhân, cơn đau xuất hiện nhiều về đêm và tình trạng đau ngày càng tăng dần.
  • Bệnh lý mãn tính: Các bệnh như lupus ban đỏ, đái tháo đường, tăng huyết áp… đều có thể gây nên chứng đau đầu.

+ Đau đầu không do bệnh lý:

  • Bị stress, áp lực trong một thời gian dài.
  • Tác dụng phụ của bia rượu, cà phê hoặc 1 số loại thuốc
  • Cơ thể thiếu nước gây thiếu máu, thiếu oxy lên não.
  • Thường xuyên thức khuya hay rối loạn giờ giấc sinh hoạt.
đau đầu
Áp lực, stress chính là một trong số những nguyên nhân gây đau đầu.

Xem thêm: Đau đầu- mất ngủ trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Làm thế nào để điều trị đau đầu?

Nếu đau đầu kéo dài, người bệnh có thể bị trầm cảm, rối loạn trí nhớ, thiếu sự tập trung… Thậm chí, nếu nặng hơn có thể dẫn đến đột quỵ não, sa sút trí tuệ, tàn tật và thậm chí là tử vong. Vì thế, nếu nhận thấy những cơn đau đầu xuất hiện, bạn không được chủ quan mà phải theo dõi sát sao để có thể kịp thời điều trị, thăm khám.

Trong đó, nếu đau đầu ở giai đoạn nhẹ, không do bệnh lý, bạn có thể điều trị tại nhà theo các phương pháp sau:

  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, ngủ đủ giấc
  • Uống đủ nước từ 1,5-2l mỗi ngày
  • Tập thể dục đều đặn
  • Hạn chế uống rượu, bia, cafe hay thuốc lá...
  • Ăn uống điều độ với nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ

Trường hợp những cơn đau đầu xuất hiện với tần suất liên tục, kéo dài và mức độ đau càng nặng, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay vì đó có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm.

Những thông tin cần biết về rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương, từ đó khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này nếu lặp lại nhiều lần và đột ngột sẽ gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ thường trải qua cảm giác hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, nhạy cảm với ánh sáng...

Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là tình trạng thường gặp và đang có xu hướng “trẻ hóa”.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Tuổi tác: Thông thường, người ở độ tuổi từ 40 trở lên sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ. Nguyên nhân chính là vì sự suy giảm chức năng của một số bộ phận trong cơ thể.

Mất ngủ kéo dài, căng thẳng: Đây là nguyên nhân phổ biến và dễ dẫn đến rối loạn tiền đình nhất. Bởi việc căng thẳng và mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh số 8, khiến hệ thống tiền đình không thể truyền thông tin chính xác.

Vấn đề huyết áp, tim mạch: Khi người bệnh bị huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến hoặc mắc cách bệnh về tim mạch… hoạt động lưu thông máu đến não cũng sẽ kém đi, nên chức năng của hệ thống tiền đình cũng bị ảnh hưởng.

Hậu quả của các bệnh về thần kinh: Một nguyên nhân khác gây ra rối loạn tiền đình là do di chứng của các bệnh như viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa…

Ngoài ra, rối loạn tiền đình còn có thể do một số nguyên nhân khác như: Mất máu, uống nhiều rượu bia, sống và làm việc ở nơi nhiều tiếng ồn, ít vận động, bệnh Parkinson...

Rối loạn tiền đình
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình và người bệnh cũng sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu.

Điều trị rối loạn tiền đình bằng cách nào?

  • Thường xuyên vận động, tập thể dục
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
  • Chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho tuần hoàn máu và não bộ.
  • Đau đầu và rối loạn tiền đình có liên quan thế nào với nhau

Dựa vào những thông tin trên có thể thấy, rối loạn tiền đình và đau đầu đều là các bệnh lý thuộc chuyên khoa Nội thần kinh. Các triệu chứng của chúng rất khó chịu, xuất hiện thành từng cơn và tái đi tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc hằng ngày của người bệnh.

Đặc biệt, rối loạn tiền đình và chứng đau nửa đầu lại có rất nhiều điểm tương đồng, khiến người bệnh khó phân biệt được. Vì thế nên có rất nhiều người đang mắc phải chứng đau nửa đầu nhưng lại nhầm lẫn với rối loạn tiền đình, khiến bệnh điều trị nhiều năm vẫn không thấy chuyển biến. Bệnh nhân cần phải xem xét kĩ lưỡng biểu hiện của mình để tránh bị nhầm lẫn và sử dụng đúng thuốc điều trị.

Đau đầu và rối loạn tiền đình có thực sự liên quan? Làm sao để phân biệt? 5
Cần phân biệt được đau đầu và rối loạn tiền đình để điều trị hiệu quả.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình và đau đầu hiệu quả

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 được sản xuất bởi Công ty Asia Pharma hiện đang là dòng sản phẩm hoạt huyết bổ não nổi tiếng trên thị trường. Không chỉ giúp tăng cường tuần hoàn não, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 còn được dùng trong các trường hợp căng thẳng thần kinh, suy giảm trí nhớ.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5
Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 sẽ giúp bạn giải quyết được cả những cơn đau đầu và rối loạn tiền đình.

Với những thành phần chính là các loại thảo dược quý như bạch quả, thực địa, xuyên khung, kỷ tử, ngũ vị tử, táo nhân, đương quy, xích thược, ích mẫu, ngưu tất… Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 mang lại nhiều giá trị và lợi ích sức khỏe như:

  • Thúc đẩy tuần hoàn máu giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, ù tai, mất thăng bằng, tê bì chân tay,.. do rối loạn tiền đình.
  • Cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, hay quên, căng thẳng thần kinh, kém tập trung...
  • Tăng cường chức năng não bộ, trí nhớ, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Hỗ trợ phục hồi sau tai biến.
  • Giúp cải thiện các chỉ số về lưu thông máu, làm tăng cường lưu lượng tuần hoàn não, giảm trương lực mạch máu, tăng cung cấp máu cho não và hỗ trợ phục hồi các chức năng não bộ.
  • Tăng cường tuần hoàn máu lên não, thông kinh mạch, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch…
Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5
Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 với rất nhiều tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến thần kinh não bộ.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 là một sản phẩm của Asia Pharma. Sản phẩm được nghiên cứu bởi đội ngũ dược sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm, áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường mang lại chất lượng và tác dụng đến người tiêu dùng.

Sản phẩm hiện đang có mặt tại nhà thuốc Asia Pharma: số 2 đường 13, Khu phố 4, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

• Các trang thương mại điện tử uy tín: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo...

• Liên hệ tư vấn: 037 823 4466 - 077 823 4466

• Đặt hàng nhanh: 028 2223 4466 - 0797 114 499

• Truy cập website Asia Pharma https://asiapharma.com.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết.

* Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.