Tiêu điểm: Nhân Humanity

Nguyên nhân và các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm phế quản

(VOH) - Viêm phế quản là hệ quả của những tổn thương đường hô hấp trên đa phần là do virus. Tình trạng viêm phế quản mạn tính thường được gọi là hen phế quản và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính

Cũng như các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp phổ biến nhất, viêm phế quản lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch tiết (nước mũi, nước miếng, đờm...) mà người bệnh thải ra, người khác hít vào hoặc chạm vào rồi đưa lên miệng mũi.

Virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh ở giai đoạn đầu, nhất là ở trẻ em.

viêm phế quản voh.com.vn

Bệnh thường xuất hiện sau khi bị cảm lạnh, ho sổ mũi, cúm hay viêm xoang bởi sự tấn công của các loại siêu vi (virus) hoặc vi khuẩn có hại. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi, làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích, khiến người bệnh ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và bị lấp kín do dịch.

Viêm phế quản cấp tính thường được cải thiện trong vòng vài ngày, mặc dù có thể tiếp tục ho tới cả tuần nhưng thông thường chỉ kéo dài ngắn hơn 6 tuần.

Ngoài ra viêm phế quản cấp còn là hệ quả của việc tiếp xúc với các chất khí có hại như acid, amoniac, clo, các khí thải động cơ hoặc dung môi công nghiệp như xăng, dầu... thậm chí là khói từ các đám cháy. Các chất ngoại lai này gây kích thích lớp niêm mạc của phế quản, khiến chúng bị phù nề, thậm chí hủy hoại bề mặt phế quản gây nên các vết loét...

Viêm phế quản mạn tính

Khi một người bị bệnh viêm phế quản tái phát thường xuyên, lặp đi lặp lại hoặc kéo dài trong thời gian hơn 1 năm thì được xem là viêm phế quản mãn tính.

Ô nhiễm môi trường cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây viêm phế quản mạn tính. Với những người nghiện thuốc lá hoặc người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi (do trong khói bụi có thành phần chủ yếu là khí Sulphur Dioxide (SO2) sinh ra khi các nguyên liệu bị đốt cháy (than đá, khí, gỗ và các chất hữu cơ khác như phân khô, rơm rác…), các hạt bụi li ti ngoại lai này sẽ xâm nhập theo đường khí thở, bám vào thành phế quản, kích thích và khiến chúng tiết ra quá nhiều chất đờm nhầy, gây viêm nhiễm.

Viêm phế quản mạn tính là một điều kiện đưa đến bệnh phổi tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD).

viêm phế quản khác gì viêm phổi mạn tính

Viêm phế quản mạn tính cũng được gọi là hen phế quản.

Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh phổ biến hơn đối với trẻ em từ 0 đến 13 tuổi. Ngoài ra, hen phế quản còn có thể liên quan yếu tố cơ địa dị ứng của bản thân và có bệnh sử gia đình thí dụ như trẻ bị hen cũng có cha hay mẹ bị hen.

Phân biệt hen suyễn và viêm phế quản ở trẻ

Cần chú ý với hen phế quản, trẻ thường xuất hiện cơn hen vào lúc nửa đêm. Ở trẻ bị hen, quan sát sẽ thấy trẻ khó thở, thở ra co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè (còn gọi là tiếng cò cử). Nghe phổi có tiếng rít. Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc không sốt.

Đặc biệt, hen phế quản hay tái diễn khi thời tiết thay đổi, khi có các yếu tố kích ứng như bụi, khói thuốc, kể cả thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua. Khi điều trị hen phế quản cho trẻ thì không cần dùng kháng sinh mà phải dùng thuốc đặc trị hen phế quản.

đường thở khi bị hen phế quản

Biến chứng của viêm phế quản

Mặc dù viêm phế quản thường không phải là mối lo lớn. Tuy nhiên nó có thể dẫn đến viêm phổi ở một số người. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh, những người hút thuốc và những người có rối loạn mãn tính về đường hô hấp hoặc tim… sẽ có có nguy cơ cao biến chứng sang viêm phổi.

Nếu bệnh nhân bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản thì bệnh trở nên nặng và có thể gây suy hô hấp. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản không được điều trị đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính. Ở trẻ em có thể biến chứng viêm phế quản bít tắc.

Đôi khi viêm phế quản cấp là mở đầu của một bệnh hen phế quản. Nếu bệnh nhân bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản thì bệnh trở nên nặng, khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

khám bệnh nhân bị nghi viêm phế quản

Những người bị ho, khó thở, nhất là những trường hợp nặng cần phải đến cơ sở y tế để khám bệnh, làm xét nghiệm máu, chụp Xquang phổi, cấy đờm để loại trừ một vài bệnh khác như lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, hen phế quản, dị vật vào đường hô hấp hoặc phổi bị ứ đọng trong các trường hợp suy tim.

Ngoài ra, với người mắc viêm phế quản mãn tính và tiếp tục hút thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi tăng vượt hơn so với bình thường mà người hút thuốc có nguy cơ phải đối mặt.

Đọc ngay Những phương pháp điều trị và thuốc chữa bệnh viêm phế quản
Bình luận