Tiêu điểm: Nhân Humanity

Phân biệt triệu chứng Covid-19 và sốt xuất huyết

(VOH) - Nhiều gia đình do tâm lý sợ dịch bệnh và nhầm lẫn giữa Covid-19 với sốt xuất huyết, nên hạn chế đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.

Mùa mưa năm nay tại TPHCM và các tỉnh lân cận đến sớm, do đó dịch sốt xuất huyết bùng phát và lan rộng.

Thực tế 3 tháng đầu năm 2022, số ca sốt xuất huyết đến khám và nhập viện Nhi đồng tăng gấp 1,5 - 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy vẫn còn nhiều gia đình do tâm lý sợ dịch bệnh và nhầm lẫn giữa Covid-19 với sốt xuất huyết, nên hạn chế đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám mà tự điều trị, đến khi trẻ chuyển nặng được đưa đến bệnh viện đã ở giai đoạn muộn.

Tuy yếu tố dịch tễ, đường lây truyền và cách thức điều trị hoàn toàn khác nhau nhưng một số biểu hiện ban đầu của hai bệnh gần giống nhau, dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Mọi người cần hết sức lưu ý vì đây là thời gian cao điểm của sốt xuất huyết và trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi dễ gây nên tình trạng “dịch chồng dịch”.

Phân biệt triệu chứng Covid-19 và sốt xuất huyết
Phân biệt triệu chứng Covid-19 và sốt xuất huyết
Phân biệt triệu chứng Covid-19 và sốt xuất huyết

Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết cần đến bệnh viện sàng lọc ngay 

Triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt, đau đầu, mỏi người. Tuy nhiên, nếu Sốt xuất hiện kèm 5 dấu hiệu sau thì cần đi khám ngay vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

  1. Đột nhiên bồn chồn, kích thích vật vã/li bì
  2. Nôn tăng
  3. Đột nhiên đau bụng/tăng cảm giác đau
  4. Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm
  5. Cháy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam,...
Phân biệt triệu chứng Covid-19 và sốt xuất huyết
 

Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Do bệnh lây từ người sang người qua muỗi đốt nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là diệt muỗi, hạn chế môi trường sinh sống của muỗi và phòng chống muỗi đốt. 

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy
  • Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
  • Dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

- Phòng chống muỗi đốt:

  • Mặc quần áo dài tay
  • Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày
  • Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kèm xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi...
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt tránh lây bệnh cho người khác
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Bình luận