Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Tin tức Covid-19 ngày 29/4: Số ca mắc giảm mạnh

(VOH) - Ngày 29/4 của Bộ Y tế cho biết có 6.068 ca mắc COVID-19 tại 59 tỉnh, thành; giảm hơn 1.000 ca so với hôm qua.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 28/4 đến 16h ngày 29/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 6.068 ca nhiễm mới đều trong nước (giảm 1.048 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 4.592 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (843), Phú Thọ (386), Gia Lai (341), Yên Bái (280), Nghệ An (262), Hải Dương (230), Lào Cai (226), Tuyên Quang (224), Vĩnh Phúc (214), Thái Bình (206), Quảng Ninh (204), Thái Nguyên (186), Bắc Kạn (174), Hưng Yên (168), Nam Định (150), Quảng Bình (128), Bắc Ninh (112), Sơn La (111), Đà Nẵng (99), Hà Tĩnh (97), Lâm Đồng (95), TP. Hồ Chí Minh (95), Cao Bằng (90), Hà Giang (88), Lai Châu (83), Hà Nam (72), Lạng Sơn (66), Ninh Bình (66), Quảng Trị (64), Điện Biên (62), Bình Phước (58), Thanh Hóa (54), Bắc Giang (53), Bình Định (47), Bà Rịa - Vũng Tàu (47), Hải Phòng (45), Hòa Bình (42), Đắk Nông (38), Bình Thuận (36), Tây Ninh (34), Bến Tre (28), Bình Dương (20), Quảng Ngãi (20), Cà Mau (19), Vĩnh Long (16), Phú Yên (14), Quảng Nam (12), Khánh Hòa (12), Long An (11), Thừa Thiên Huế (7), Kiên Giang (7), An Giang (6), Ninh Thuận (5), Đồng Nai (4), Bạc Liêu (4), Trà Vinh (4), Đồng Tháp (1), Cần Thơ (1), Hậu Giang (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-214), Vĩnh Phúc (-204), Phú Thọ (-89).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+341), Sơn La (+30), Đà Nẵng (+19).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.030 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.644.700 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.597 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.636.951 ca, trong đó có 9.242.711 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.585.297), TP. Hồ Chí Minh (608.337), Nghệ An (481.271), Bắc Giang (385.156), Bình Dương (383.380).

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 29/4
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 29/4

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 3.225 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.245.528 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 594 ca, trong đó:

- Thở oxy qua mặt nạ: 462 ca

- Thở oxy dòng cao HFNC: 62 ca

- Thở máy không xâm lấn: 15 ca

- Thở máy xâm lấn: 53 ca

- ECMO: 2 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 28/4 đến 17h30 ngày 29/4 ghi nhận 1 ca tử vong tại: Bắc Kạn (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 6 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.038 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.496.313 mẫu tương đương 85.796.776 lượt người, tăng 873 mẫu so với ngày trước đó.

 Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 28/4 có 887.474 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 214.532.764 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 195.799.620 liều: Mũi 1 là 71.456.157 liều; Mũi 2 là 68.634.352 liều; Mũi 3 là 1.505.910 liều; Mũi bổ sung là 15.303.828 liều; Mũi nhắc lại là 38.899.373 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.367.037 liều: Mũi 1 là 8.903.471 liều; Mũi 2 là 8.463.566 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.366.107 liều (mũi 1).

Hoạt động của ngành y tế

- Sau khi hoàn thiện nội dung dự thảo, thống nhất với các bộ, ngành liên quan, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/4/2022, Bộ Y tế đã phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ rà soát nội dung dự thảo và đã trình báo cáo, xin ý kiến Chính phủ (Báo cáo số 591/BC-BYT ngày 28/4/2022) về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành "Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH 15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19".

- Trên cơ sở diễn biến tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới:

+ Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh (Công văn số 1265/BYT-DP ngày 15/3/2022);

+ Điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần (Công văn số 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022);

+ Tạm dừng áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu đối với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 00 giờ 00 phút ngày 27/4/2022 (Công văn số 2118/BYT-DP ngày 26/4/2022);

+ Cập nhật các hướng dẫn về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại (Công văn 1506/BYT-DP ngày 25/3/2022; Công văn 1535/BYT-DP ngày 28/3/2022);

+ Hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 (Quyết định số 838/QĐ-BYT ngày 05/4/2022);

+ Yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện quy định kê khai, công khai giá trang thiết bị y tế (Công văn số 1672/BYT-TB-CT ngày 05/4/2022);

+ Bãi bỏ các văn bản liên quan đến sinh phẩm, trang thiết bị y tế chẩn đoán xét nghiệm SARS-CoV-2 (Công văn 2139/BYT-TB-CT ngày 27/4/2022).

- Bộ Y tế đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, rà soát các quy định pháp luật và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.