Kế hoạch này xuất phát từ lo ngại rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tìm cách chấm dứt cuộc xung đột theo hướng có lợi cho Moskva mà không đưa ra các bảo đảm an ninh cần thiết cho Kiev.
Theo tờ The Guardian, lực lượng do Anh và Pháp đề xuất sẽ tập trung vào phòng thủ trên không và trên biển, trong khi lực lượng trên bộ ở mức tối thiểu và không hiện diện gần chiến tuyến phía Đông.

Trong khi đó, The Times cho biết kế hoạch này sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ cung cấp hậu thuẫn trên không để ngăn chặn nguy cơ Nga vi phạm bất kỳ thỏa thuận nào.
Tuy nhiên, chưa rõ liệu đề xuất này có đáp ứng được mong đợi của Kiev hay không, cũng như có được Moskva chấp nhận hay không.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi thành lập một lực lượng răn đe phương Tây với hơn 100.000 binh sĩ nhằm đảm bảo hòa bình lâu dài.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố trong cuộc đàm phán với Mỹ ngày 18/2 rằng Moskva phản đối việc các nước thành viên NATO đưa quân tới Ukraine như một phần của thỏa thuận ngừng bắn.
Pháp và Anh là hai trong số các quốc gia chủ chốt của NATO, và các nhà lãnh đạo của họ – Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Thủ tướng Anh Keir Starmer – dự kiến sẽ tới Mỹ vào tuần tới để gặp Tổng thống Trump nhằm thảo luận về vấn đề này.
Cùng thời điểm, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani phát biểu tại Rome rằng an ninh của châu Âu và Ukraine chỉ có thể được đảm bảo nếu Mỹ duy trì sự hiện diện trong khu vực.