Thời điểm thế giới chạm cột mốc 8 tỷ người vừa là khoảnh khắc vui mừng vừa là lời kêu gọi khẩn thiết cho toàn nhân loại để cùng tìm kiếm những giải pháp giúp giải quyết những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.
Những thách thức mà nhân loại phải đối mặt là hết sức cấp bách. Các vấn đề có thể ảnh hưởng tới nhiều thế hệ như biến đổi khí hậu, xung đột và Covid-19. Các vấn đề này đang gây ra những tác động không đồng đều tới những nhóm dân số yếu thế và dễ bị tổn thương.
Sự gia tăng dân số toàn cầu ngày càng tập trung ở các nước nghèo nhất thế giới, trong số hầu hết quốc gia nằm tại vùng Hạ Sahara ở châu Phi. Dân số tăng nhanh sẽ làm trầm trọng thêm tác động của phát triển kinh tế tới môi trường.
Dân số toàn cầu đang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1950, giảm xuống dưới 1% vào năm 2020. Các dự báo mới nhất của Liên hợp quốc cho thấy dân số thế giới có thể tăng lên khoảng 8,5 tỷ người vào năm 2030 và 9,7 tỷ người vào năm 2050, dự báo đạt đỉnh khoảng 10,4 tỷ người trong những năm 2080 và duy trì ở mức đó vào năm 2100.
Hơn một nửa mức tăng dân số toàn cầu dự kiến đến năm 2050 sẽ tập trung ở 8 quốc gia, bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo; Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Cộng hòa Tanzania. Các nước châu Phi cận Sahara dự kiến sẽ đóng góp hơn một nửa mức tăng cho đến năm 2050.
Ấn Độ nhiều khả năng sẽ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023.