Chờ...

Giáo Hoàng cảnh báo về vấn đề môi trường khi thăm Mông Cổ

VOH – Ngày 2/9, Giáo Hoàng Francis ca ngợi người dân Mông Cổ sống hòa hợp với thiên nhiên và có tâm linh, nhưng cũng cảnh báo về vấn đề môi trường.

Giáo Hoàng Francis đến thăm quốc gia nằm ở trung tâm châu Á, giữa Trung Quốc và Nga, bằng 1 buổi lễ chào đón chính thức tại cung điện nhà nước, được thực hiện bởi Tổng thống Ukhnaa Khurelsukh.

Giáo Hoàng Francis (trái) và Tổng thống Ukhnaa bên cạnh biểu tượng Phật giáo Mông Cổ – Ảnh: The Independent
Giáo Hoàng Francis (trái) và Tổng thống Ukhnaa bên cạnh biểu tượng lịch sử Mông Cổ – Ảnh: The Independent

Theo người đứng đầu tòa thánh Vatican, cư dân Mông Cổ có lịch sử nhiều nghìn năm tôn trọng và hòa hợp với môi trường sống. Các bộ tộc trên thảo nguyên đã cộng sinh cùng với những loài động vật hoang dã, và luôn giữ cho hệ sinh thái được hài hòa. Giáo Hoàng cũng trân trọng di sản tôn giáo và truyền thống tâm linh đặc biệt của quốc gia châu Á. Mông Cổ nằm giữa lục địa châu Á, nên văn hóa và tôn giáo chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo Tây Tạng.

Giáo Hoàng khẳng định, truyền thống Phật giáo Tây Tạng xem trọng thế giới tự nhiên, có thể đóng góp vào nỗ lực bảo vệ trái đất và ngăn tình trạng biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường những năm gần đây. Ví dụ chất lượng không khí ở Thủ đô Ulaanbaatar ngày càng đi xuống, dẫn đến các cuộc biểu tình vào năm 2022. Bên cạnh đó, ông cũng lo ngại về nguy cơ sa mạc hóa ở Mông Cổ, do biến đổi khí hậu, chăn thả quá mức và khai thác mỏ.

Theo một số chuyên gia, với vị trí địa lý vô cùng đặc biệt, phần lớn đất đai là thảo nguyên, nên trong những năm qua, Mông Cổ là 1 trong những quốc gia chứng kiến sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu mạnh mẽ nhất.