Đăng nhập

Nga đề xuất lập chính quyền tạm thời tại Ukraine: Kiev, Mỹ và LHQ phản đối 

00:00
01:47
01:47
NGA - Ngày 27/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất thành lập một chính quyền lâm thời tại Ukraine dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Mỹ và các đối tác quốc tế.

Mục tiêu của đề xuất này là tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ sau đó thành lập một chính phủ được người dân Ukraine tín nhiệm, tiến tới đàm phán về một hiệp ước hòa bình để giải quyết cuộc xung đột hiện tại.

Putin cho rằng việc thiết lập chính quyền lâm thời này sẽ giúp Ukraine ổn định, song điều này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên tiếng chỉ trích cho rằng ông Putin đang tránh né việc đối thoại trực tiếp với ông.

Bộ Ngoại giao Ukraine cũng phản ứng bằng cách đề xuất việc thành lập một chính quyền Liên hợp quốc tạm thời tại Nga, đặc biệt là tại thành phố Vorkuta, nhằm phản ánh quan điểm người dân Nga cũng sẽ được hưởng lợi từ việc thay đổi chính quyền.

imrs_php-1743149272678Xem toàn màn hình
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo trên chiến trường - Ảnh: GettyImages

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, khẳng định Ukraine có một chính phủ hợp pháp và điều này cần được tôn trọng. Các phản hồi quốc tế khác bao gồm từ phía Mỹ cũng nhấn mạnh rằng quyền quản trị tại Ukraine phải được quyết định bởi hiến pháp và người dân của quốc gia này.

Nga không công nhận quyền tiếp tục lãnh đạo của Tổng thống Zelensky sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 5/2024, do hiến pháp Ukraine cấm tổ chức bầu cử trong thời gian thiết quân luật.

Tổng thống Ukraine đã ban bố trạng thái thiết quân luật từ năm 2022, thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt và Quốc hội Ukraine nhất trí không tổ chức bầu cử chừng nào thiết quân luật chưa được dỡ bỏ.

Từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ông đã đề nghị Ukraine cần tiến hành bầu cử sớm. Truyền thông quốc tế nói rằng, các quan chức Nhà Trắng tháng 2/2025 hối thúc Ukraine đồng ý tiến hành bầu cử như một phần của thỏa thuận ngừng bắn với Nga.

Bình luận