Tiêu điểm: Nhân Humanity

Nga phóng tên lửa vũ trụ Soyuz mang theo 2 vệ tinh của Iran

VOH - Ngày 5/11, Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) cho biết nước này vừa phóng tên lửa Soyuz mang theo hàng chục vệ tinh lên quỹ đạo, trong đó có 2 vệ tinh của Iran.

Theo thông báo của Roscosmos, tên lửa Soyuz-2.1 được phóng từ sân bay vũ trụ Vostochny của Nga, chở theo 55 vệ tinh, gồm 2 vệ tinh Ionosfera-M dùng để giám sát tầng điện ly của Trái đất và 53 vệ tinh khác.

Mỗi vệ tinh Ionosfera-M nặng 430kg và hoạt động trên quỹ đạo có độ cao 820km, theo Interfax.

Hệ thống giám sát tầng điện ly của Nga dự kiến sẽ hoàn chỉnh với tổng cộng 4 vệ tinh Ionosfera-M, và 2 vệ tinh còn lại dự kiến sẽ được phóng vào năm 2025, theo thông báo từ Roscosmos. Đây là bước tiến tiếp theo sau vụ phóng thành công vệ tinh nghiên cứu của Iran hồi tháng 2, thiết kế để thực hiện nhiệm vụ quét bản đồ địa hình từ quỹ đạo.

Theo thông tin từ trang web của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), tầng điện ly là lớp bên trên của khí quyển, là biên giới cuối cùng giữa Trái đất và không gian, trải dài khoảng 80 đến 644 km so với bề mặt Trái đất. Tầng điện ly mang những thông tin về hoạt động của Trái đất trong Hệ Mặt trời nói riêng và vũ trụ nói chung.

https-3A-2F-2Fcloudfront-us-east-2.images.arcpublishing.com-2Freuters-2F5T7APNF7I5NO7P3KSJDKGBIUEA_jpg
Tên lửa Soyuz-2.1 phóng từ sân bay vũ trụ Vostochny nằm ở Amur thuộc vùng Viễn Đông Nga, ngày 4/11/2024 - Ảnh: REUTERS

Đối với nhóm 53 vệ tinh khác có 2 vệ tinh của Iran, gồm Kowsar - vệ tinh quan sát có độ phân giải cao, và Hodhod - vệ tinh liên lạc nhỏ. Ngoài ra, còn có vệ tinh Druzhba ATURK, một dự án hợp tác giữa sinh viên Nga và Trung Quốc.

Sự kiện Nga phóng tên lửa Soyuz mang theo vệ tinh lần nay không chỉ đánh dấu bước tiến trong công nghệ vũ trụ của Nga mà còn khẳng định vai trò của Nga trong hợp tác quốc tế với các nước như Iran, góp phần phát triển lĩnh vực quan sát không gian và khoa học.

Bình luận