Các tàu này gặp sự cố nghiêm trọng với một số chiếc không thể ra biển vì sự xuất hiện của vụn kim loại trong hệ thống động lực.
Chánh thanh tra hải quân Đức Jan Christian Kaack tiết lộ rằng ngoài việc phá hoại các tàu, có những nỗ lực xâm nhập vào các căn cứ hải quân của Đức cả qua đường bộ và đường biển, và thậm chí có những người cố gắng tiếp cận các sĩ quan hải quân khi họ trở về nhà.
Một vụ việc cụ thể đã được tờ Sueddeutsche đưa tin ngày 11/2, trong đó cảnh sát Đức đang điều tra vụ phá hoại chiếc hộ vệ hạm cỡ nhỏ Emden tại xưởng đóng tàu Blohm+Voss ở Hamburg.

Theo thông tin, nghi phạm đổ hàng chục kg vụn kim loại vào hệ thống động lực của tàu Emden. Các kỹ thuật viên phát hiện sự cố khi kiểm tra tàu trước khi ra biển, và nếu không được phát hiện kịp thời, số vụn kim loại này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu khiến việc bàn giao tàu cho hải quân bị trì hoãn.
Emden - chiếc tàu thứ 7 thuộc lớp tàu hộ vệ hạng nhẹ K130 Braunschweig gặp nhiều vấn đề trước đó. Tàu này phải ngừng hoạt động từ tháng 1 vì lỗ hổng trong hệ thống máy tính khiến tàu không được bảo vệ đầy đủ trước các cuộc tấn công mạng.
Ban đầu, tàu dự kiến sẽ chạy thử nghiệm vào tháng 1 nhưng do vụ phá hoại và các vấn đề kỹ thuật, việc thử nghiệm đã bị hoãn lại.
Lớp tàu K130 Braunschweig có thiết kế tàng hình, tốc độ tối đa lên tới 48 km/h và tầm hoạt động hơn 7.400 km. Các tàu này được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, bao gồm pháo tự động và tên lửa chống hạm giúp chúng trở thành lực lượng chủ lực trong việc bảo vệ các vùng biển của Đức.
Tình hình phá hoại các chiến hạm Đức đang thu hút sự chú ý đặc biệt, đặc biệt là trong bối cảnh mối đe dọa từ Nga mà theo Chánh thanh tra Kaack gia tăng đáng kể so với hai năm trước.