Chính phủ Nhật Bản hôm thứ Tư đã cắt giảm các dự báo triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế trong tháng 11, lần hạ mức đánh giá đầu tiên sau 10 tháng, do nhu cầu yếu ảnh hưởng đến chi tiêu vốn và chi tiêu tiêu dùng.
Các nhà chức trách cũng cắt giảm mục tiêu về chi tiêu vốn lần đầu tiên kể từ tháng 12/2021, cho rằng tốc độ phục hồi đang “tạm dừng”.
Đánh giá mới của Văn phòng Nội các được đưa ra sau khi dữ liệu tuần trước cho thấy nền kinh tế suy giảm lần đầu tiên trong tháng 7 và tháng 9 trong 3 quý do nhu cầu giảm sút.
Báo cáo do Văn phòng Nội các công bố hôm thứ Tư cho biết: “Nền kinh tế đang phục hồi ở mức độ vừa phải, mặc dù một số lĩnh vực gần đây có vẻ bế tắc”. Đây là lần đầu tiên chính phủ cắt giảm dự báo triển vọng về nền kinh tế nói chung kể từ tháng 1.
Một quan chức tại Văn phòng Nội các cho biết: “Trong khi điều kiện kinh doanh và thu nhập của các công ty tiếp tục được cải thiện, sức mạnh của khu vực doanh nghiệp lại không hoàn toàn chuyển thành tiền lương và đầu tư”.
Mặc dù chính phủ vẫn giữ đánh giá rằng chi tiêu tiêu dùng đang "tăng" trong tháng 11, nhưng lạm phát đã “đè nén” chi tiêu hàng tiêu dùng, trong khi chi tiêu cho các dịch vụ như ăn uống vẫn duy trì xu hướng tăng.
Trong nỗ lực giảm bớt tác động của lạm phát đối với nền kinh tế, chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida trong tháng này đã biên soạn một gói biện pháp trong đó sẽ gồm một khoản chi hơn 17 nghìn tỷ yen (113 tỷ USD).
Chính phủ kỳ vọng nền kinh tế tiếp tục phục hồi vừa phải nhưng vẫn tồn tại những rủi ro như từ việc thắt chặt tiền tệ toàn cầu và nền kinh tế Trung Quốc.
Báo cáo cho biết cần phải chú ý chặt chẽ đến sự tăng cao của giá cả, tình hình Trung Đông cũng như những biến động của thị trường tài chính.