Đăng nhập

Xung đột Nga - Ukraine: Trách nhiệm không chỉ ở Putin

00:00
00:00
00:00
VOH - Một góc nhìn từ giáo sư Mỹ cho rằng phía Ukraine cùng với phản ứng từ chính quyền Mỹ trước đây cũng phải chịu trách nhiệm trong việc khơi mào và kéo dài cuộc chiến với Nga.
Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm cá nhân của Giáo sư Alan J. Kuperman, hiện đang giảng dạy tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ), chuyên nghiên cứu về chiến lược quân sự, quản lý xung đột và can thiệp nhân đạo. Ông là tác giả của nhiều công trình học thuật về chính sách quốc tế và an ninh toàn cầu.
Bài viết không đại diện cho quan điểm của VOH về vấn đề Nga - Ukraine. VOH xin trích đăng để cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn trong dòng chảy thông tin đa chiều về cuộc chiến tại Ukraine.

Tôi (Alan J. Kuperman – PV) hiếm khi đồng tình với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng những phát biểu gây tranh cãi gần đây của ông về cuộc xung đột ở Ukraine phần lớn lại phản ánh đúng sự thật.

Chúng có vẻ vô lý chỉ vì công chúng phương Tây đã bị bao phủ bởi một làn sóng thông tin sai lệch về Ukraine trong suốt hơn một thập kỷ qua.

Đã đến lúc làm rõ 3 điểm mấu chốt cho thấy trách nhiệm khơi mào và kéo dài chiến tranh không chỉ thuộc về Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà còn liên quan sâu sắc đến chính người Ukraine và cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Putin_20v_20Zelensky_20Indycomp_20copy (1)Xem toàn màn hình

Cuộc khủng hoảng 2014 không "tự nhiên" xảy ra

Nhiều bằng chứng pháp y gần đây - trong đó có phán quyết của một tòa án tại Kiev - xác nhận rằng các phần tử cực hữu Ukraine là những người đầu tiên nổ súng trong cuộc khủng hoảng năm 2014, dẫn đến phản ứng quân sự ban đầu của Nga tại Crimea và miền Đông Nam Ukraine.

Vào thời điểm đó, Ukraine có Tổng thống thân Nga là Viktor Yanukovych, người đắc cử hợp pháp vào năm 2010. Năm 2013, ông chọn hợp tác kinh tế với Nga thay vì ký kết hiệp định với Liên minh châu Âu. Các cuộc biểu tình ủng hộ phương Tây diễn ra chủ yếu trong hòa bình.

Tuy nhiên, vào tháng 2/2014, các phần tử vũ trang đã tấn công cả cảnh sát lẫn người biểu tình, rồi cáo buộc ngược lại lực lượng an ninh đã bắn vào người biểu tình không vũ trang, từ đó kích động làn sóng giận dữ đối với Tổng thống Yanukovych. Cơn phẫn nộ lan rộng, dẫn đến việc ông Yanukovych bị lật đổ và phải chạy sang Nga tị nạn.

Tổng thống Nga Putin phản ứng bằng cách điều quân đến Crimea và cung cấp vũ khí cho khu vực Donbas - nơi cộng đồng gốc Nga cho rằng Tổng thống của họ đã bị lật đổ một cách phi dân chủ. Dù điều này không thể biện minh cho chiến dịch quân sự Nga phát động ở Ukraine, song gọi xung đột này là “vô cớ” thì không chính xác.

1280px-Euromaidan_in_Kiev_2014-02-19_12-06
Cuộc biểu tình ở Maidan, Ukraine năm 2014 (còn gọi là Euromaidan, là phong trào xã hội dân sự quần chúng lớn nhất ở châu Âu kể từ cuộc cách mạng năm 1989) đã dẫn đến những thay đổi chính trị cực lớn cho quốc gia này - Ảnh: Wikipedia

Zelensky từ chối đối thoại

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky góp phần dẫn đến xung đột toàn diện khi không thực hiện các thỏa thuận hòa bình Minsk - vốn được ký dưới thời người tiền nhiệm Poroshenko để trao quyền tự trị hạn chế cho khu vực Donbas và ngăn Ukraine trở thành căn cứ quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Zelensky từng hứa sẽ thực hiện thỏa thuận Minsk khi tranh cử năm 2019. Nhưng sau khi đắc cử, ông quay lưng với thỏa thuận, gia tăng nhập khẩu vũ khí từ NATO, đẩy Nga vào thế đối đầu.

Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hành động công nhận độc lập Donbas và chiến dịch quân sự ngày 24/2/2022 từ phía Nga. Vô tình hay không, Zelensky đã góp phần kích động xung đột.

1-2068-1642674629-5027-1644223-9211-6089-1644925666.png
Vùng Donbas ở miền Đông Ukraine, gồm 2 nước Cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk, được Nga công nhận là thực thể độc lập năm 2022 - Ảnh: BBC

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden và những cam kết “nguy hiểm”

Cuối năm 2021, Nga dồn quân áp sát biên giới Ukraine và yêu cầu Kiev thực hiện thỏa thuận Minsk. Trong hoàn cảnh đó, Tổng thống Joe Biden lẽ ra có thể sử dụng ảnh hưởng của Mỹ để buộc Ukraine quay lại bàn đàm phán - điều hoàn toàn khả thi, vì Ukraine phụ thuộc vào viện trợ quân sự từ Washington.

Tuy nhiên, ông lại giao quyền quyết định cho Zelensky và cam kết sẽ “phản ứng nhanh chóng và dứt khoát” nếu Nga tấn công - một tín hiệu khiến Kiev tin rằng họ có thể tiếp tục đối đầu mà không lo hậu quả.

Nếu là Trump, ông có lẽ đã không trao "tấm séc trắng" như vậy. Thậm chí nếu Zelensky vẫn từ chối đàm phán và khiến chiến tranh nổ ra, Trump cũng sẽ không để Ukraine có quyền phủ quyết đàm phán hòa bình - như cách Biden đã làm khi tuyên bố: “Không có điều gì về Ukraine nếu thiếu Ukraine.”

Phát ngôn này của Biden đã nuôi hy vọng sai lầm rằng Mỹ sẽ hỗ trợ vô điều kiện, khiến Kiev tiếp tục chiến đấu thay vì tìm kiếm hòa bình.

Trong khi đó, chính Washington cũng không dám leo thang quá mức vì sợ rủi ro hạt nhân. Hậu quả là hy sinh nhiều nhưng thay đổi rất ít - hơn 100.000 người thiệt mạng hoặc bị thương trong 2 năm, nhưng đường chiến tuyến chỉ thay đổi chưa tới 1% lãnh thổ Ukraine.

230914150624-01-joe-biden-zelensky-052123
Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp mặt trước cuộc họp về vấn đề Ukraine trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh các nước G7, tổ chức tại Hiroshima (Nhật Bản) ngày 21/5/2023 - Ảnh: CNN

Hòa bình từng trong tầm tay, nhưng đã bị bỏ lỡ

Một thỏa thuận hòa bình thực tế không hề xa vời: Nga giữ Crimea và một phần miền Đông, phần còn lại của Ukraine không gia nhập NATO nhưng nhận được bảo đảm an ninh từ phương Tây. Bi kịch là kế hoạch đó hoàn toàn có thể đạt được từ 2 năm trước nếu chính quyền Biden đưa ra điều kiện viện trợ quân sự là Zelensky phải đàm phán ngừng bắn. 

Đau xót hơn, bất kỳ thỏa thuận nào trong thời gian tới sau chiến tranh cũng sẽ bất lợi hơn nhiều so với các điều khoản trong thỏa thuận Minsk mà Zelensky từng bỏ qua trước đó, chỉ vì tham vọng chính trị và niềm tin mù quáng vào sự hỗ trợ “vô tận” từ Mỹ.

Bình luận