Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: Đức Tám - TTXVN |
Trước hết là các chỉ số kinh tế vĩ mô ngày càng được củng cố đúng hướng với những tín hiệu khả quan hơn. Nổi rõ là trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, Chính phủ đang chủ động điều tiết trên cơ sở kiểm soát thành công lạm phát từ đầu năm đến nay; lãi suất cũng đang trên đà giảm dần; tỷ giá ổn định; dự trữ ngoại hối đã tăng lên hơn 12 tuần nhập khẩu; xuất khẩu 5 tháng đầu năm tiếp tục tăng cao trên 15% so với cùng kỳ năm ngoái với gần 50 tỷ USD… Về tình hình thị trường bất động sản liên quan trực tiếp đến phân khúc nhà ở xã hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định:
Các thành viên Chính phủ cũng nhận định rõ những khó khăn, thách thức nổi lên của nền kinh tế cần phải tập trung xử lý. Đó là khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng đều gặp khó khăn; chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay chậm được thu hẹp; lãi suất cho vay vẫn còn cao so với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp trong khi tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức thấp và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng huy động vốn của các tổ chức tín dụng…
Trên cơ cở lắng nghe ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các thành viên Chính phủ không chủ quan, lơ là, tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đây là tiền đề để phát triển bền vững, tiếp tục đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và lãnh đạo chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo khắc phục tình trạng chậm cụ thể hóa các giải pháp điều hành của Chính phủ vào cuộc sống. Bộ Tài chính thực hiện đúng kế hoạch thu chi ngân sách gắn với nghiêm túc thực hiện tiết kiệm chi tiêu. Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu và dứt khoát không được để xảy ra tiêu cực; tiếp tục điều hành ổn định giá cả và tỷ giá; giảm chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay; tăng dư nợ tín dụng theo hướng rải đều, không giật cục và giảm lãi suất đối với các lĩnh vực ưu tiên, nhất là hướng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn…
Cũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chính phủ nhất trí về cả nguồn lực và phương thức để tập trung thực hiện các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn Tây Nguyên. Các thành viên Chính phủ cũng đóng góp nhiều ý kiến xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa và dự án Pháp lệnh Cảnh sát cơ động.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ trưa 26/5 tại Hà Nội, sau phiên họp tháng 5 của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu rõ: Sự cố mất điện toàn miền Nam vừa qua là một trong những nội dung được đề cập tại phiên họp của Chính phủ. Sự cố mất điện trên diện rộng đột ngột ở 22 tỉnh miền Nam xảy ra hôm 21/5 do một tài xế lái xe cẩu nâng cây dầu chạm vào đường dây 500 KV là "chưa từng có", "khắc phục không đơn giản". Dù sự cố xảy ra và được khắc phục nhanh chóng trong mấy tiếng đồng hồ, nhưng đến nay vẫn "chưa tính toán được cụ thể những thiệt hại liên quan kinh tế, xã hội...". Ông Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ đã yêu cầu bộ, ngành liên quan làm rõ trách nhiệm để xảy ra sự cố mất điện toàn miền Nam, yêu cầu ngành điện xem xét lại toàn diện các vấn đề để đảm bảo không lặp lại các sự cố như vậy, hoặc sự cố có tính nghiêm trọng tương tự.