Chờ...

Giá cà phê hôm nay 1/4/2022: Tiếp đà tăng nhờ sự hỗ trợ của tỷ giá đồng Reais Brazil mạnh lên

(VOH)-Giá cà phê ngày 1/4 tăng thêm 200 đồng/kg. Giá cà phê tiếp đà tăng nhờ sự hỗ trợ của tỷ giá đồng Reais Brazil mạnh lên và thời tiết tại các vùng trồng Arabica không thuận lợi.

Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở  41,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,200

+200

Lâm Hà (Robusta)

41,200

+200

 Di Linh (Robusta)

41,100

+200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,800

+200

Buôn Hồ (Robusta)

41,700

+200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,700

+200

Ia Grai (Robusta)

41,700

+200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.700

+200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,600

+200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,700

+200

FOB (HCM)

2.195

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 1/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Tại Việt Nam nguồn cung cà phê thắt chặt trong tuần này do nông dân vốn đã bán phần lớn trữ lượng của họ hiện găm hàng với hy vọng giá tăng.

Nông dân tại Tây Nguyên đã bán cà phê ở mức 41.100 – 42.000 đồng (1,8 tới 1,84 USD)/kg, thay đổi ít so với phạm vi 41.200 – 42.400 đồng một tuần trước.

Thương nhân chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức trừ lùi từ 240 tới 250 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tại London, không đổi so với một tuần trước.

Xuất khẩu cà phê từ Việt Nam ước tính tăng 19,4% trong 3 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, đạt 541.000 tấn. Xuất khẩu cà phê trong tháng 3 ước tính đạt 170.000 tấn với trị giá 394 triệu USD.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 3/2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 4,7 tỷ USD, tăng 6% so với tháng 3/2021, tăng 47,1% so với tháng 2/2022. Tính chung quý 1, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước trên 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: Cao su, chè, gạo, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ.

Cụ thể giá trị xuất khẩu cà phê đạt khoảng 1,2 tỷ USD (tăng 50,4%); cao su đạt khoảng 746 triệu USD (tăng 10,7%); hồ tiêu khoảng 252 triệu USD (tăng 40,8%); cá tra đạt 606 triệu USD (tăng 82,0%), tôm đạt 929 triệu USD (tăng 39,7%); mây, tre, cói thảm đạt 265 triệu USD (tăng 34,4%).

Giá cà phê thế giới bật tăng

Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 1/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 13 USD/tấn ở mức 2.165 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 12 USD/tấn ở mức 2.152 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 4,55 cent/lb, ở mức 226,4 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 4,55 cent/lb ở mức 226,45 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 1/4/2022: Tiếp đà tăng nhờ sự hỗ trợ của tỷ giá đồng Reais Brazil mạnh lên 2
Giá cà phê hôm nay 1/4/2022: Tiếp đà tăng nhờ sự hỗ trợ của tỷ giá đồng Reais Brazil mạnh lên 3

Giá cà phê tiếp tục đà tăng nhờ sự hỗ trợ của tỷ giá đồng Reais Brazil mạnh lên trong khi chứng khoán Mỹ suy yếu do kết quả đàm phán cuộc chiến ở Đông Âu không có tiến triển nào được ghi nhận.

Bên cạnh đó, thông tin về thời tiết vùng trồng cà phê Arabica chính ở miền nam Brazil đang đối diện với một mùa Đông khô đã dấy lên mối lo sản lượng vụ mùa năm nay sẽ không như kỳ vọng. Cùng với đó, mối lo thiếu phân bón khiến sản lượng giảm cũng đang là những vấn đề giúp cà phê Arabica tăng tốt trong 2 phiên vừa qua.

Tại Kenya, những người nông dân trồng cà phê mong muốn chính phủ tạo điều kiện cho họ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng tại các nước tiêu thụ cà phê thông qua các đại sứ quán, theo trang allAfrica.

Phát biểu trong buổi triển lãm tại nhà máy cà phê Ndaroini ở Nyeri, những người nông dân nói rằng, trái cà phê của họ có thể được mua với giá cao tới 200 shilling nếu chính phủ liên kết trực tiếp với người tiêu dùng.

Đây được đánh giá là chìa khóa để nông dân trồng cà phê có được lợi nhuận cao hơn, vì từ trước đến nay hầu hết tiền bán nông sản của nông dân đều bị "phân tán" cho các nhà môi giới và tiếp thị trong ngành.

Hiện tại, hầu hết cà phê Kenya được coi là cà phê đặc sản được bán thông qua đấu giá tại sàn giao dịch cà phê Nairobi, nơi hầu hết nông dân không có quyền định giá cho sản phẩm của mình.

Mặc dù chính phủ đã mở cửa tiếp thị cà phê trực tiếp nhưng nhiều người mua vẫn chưa liên kết trực tiếp với nông dân và vẫn cần phải thông quan các bên trung gian.

Song song đó, hầu hết các nông dân được phỏng vấn đều cho rằng, chính phủ cũng cần điều chỉnh các loại thuế đối với giá các vật dụng đầu vào của nông dân như phân bón và thuốc trừ sâu.

Bộ Nông nghiệp Kenya cho biết, sản lượng cà phê của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại với nước sản xuất 20.000 tấn cà phê thô thay vì 100.000 tấn vào những năm 80.

Ông CS Peter Munya, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp, cho biết, họ sẽ tiến hành các biện pháp như cung cấp các khoản trợ cấp và cho vay ưu đãi cho nông dân trong nỗ lực phục hồi canh tác cà phê.