Chờ...

Giá cà phê hôm nay 11/7/2022: Giá cà phê đi ngang

(VOH)-Giá cà phê ngày 11/7 đứng yên, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam tháng 6/2022 ước tính đạt mức 2.309 USD/tấn, tăng 1,3% so với tháng 5/2022 và tăng 18,9% so với tháng 6/2021.

Giá cà phê trong nước sáng nay đứng yên sau phiên tăng mạnh vào cuối tuần, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 42,100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 42,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở mức 42,100 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở ngưỡng 46,100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,700

0

Lâm Hà (Robusta)

41,700

0

 Di Linh (Robusta)

41,600

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,200

0

Buôn Hồ (Robusta)

42,100

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,100

0

Ia Grai (Robusta)

42,100

0

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,100

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,100

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,100

0

FOB (HCM)

2036

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 11/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Thị trường cà phê trong nước hôm nay giảm mạnh, thị trường trầm lắng, người dân cầm chừng chưa vội bán ra.

Tháng 6/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước tính đạt mức 2.309 USD/tấn, tăng 1,3% so với tháng 5/2022 và tăng 18,9% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.258 USD/ tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Cuối tháng 6/2022, giá cà phê thế giới giảm so với cuối tháng 5/2022. Nguyên nhân do áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường toàn cầu nói chung. Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào khiến giá cà phê tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, trái ngược với giá thế giới, giá cà phê Robusta nội địa cuối tháng 6/2022 vẫn cho thấy tăng so với cuối tháng 5/2022. Việt Nam là quốc gia lớn thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Brazil. Theo đánh giá, trong năm 2022, nguồn cà phê từ Brazil giảm sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Mỹ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam và đây cũng là thức uống được ưa chuộng nhất ở quốc gia này. Đặc biệt, cà phê có lượng tiêu thụ cao nhất sau cacbonat và nước uống đóng chai trong thị trường đồ uống không cồn.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ việc tiêu thụ cà phê ngăn ngừa các loại ung thư, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch, tạo điều kiện giảm cân và ngăn ngừa các bệnh thần kinh. Do đó, những lợi ích sức khỏe liên quan đến cà phê cùng với xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Mỹ. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu thụ cà phê tại nhà gia tăng. Điều này sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu tại thị trường này, do chủ yếu là Robusta.

Giá cà phê thế giới đi ngang sau khi bật tăng vào cuối tuần trước

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 11/7, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 37 USD/tấn ở mức 1.970 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 37 USD/tấn ở mức 1.981 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 0,7 cent/lb, ở mức 222,9 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 1,55 cent/lb, ở mức 220,45 cent/lb.

Tổng kết tuần trước, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 mất 21 USD/tấn, kéo theo đó là thị trường trong nước giảm trung bình 200 đồng/kg; còn giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 5,55 cent/lb.

Để có thể tạo động lực mới cho các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực cà phê của đất nước, Hội đồng Cà phê Nhà nước của Ấn Độ đang có kế hoạch tập trung vào việc phát triển các giống mới có khả năng chống chịu với thời tiết.

Tổng xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu trong tháng 5 tăng 3% lên gần 1 triệu bao. Trong 8 tháng đầu niên vụ 2021-2022, đã có 8,2 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu, tương ứng với mức tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Do đó, tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng lên 10,1% (tính theo mức trung bình 12 tháng) vào tháng 5 so với 10% của cùng kỳ năm 2021. Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, với 2,6 triệu bao trong 8 tháng đầu niên vụ 2021-2022, tiếp theo là Ấn Độ và Indonesia với lần lượt xuất khẩu 1,4 triệu và 1,2 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê rang xay cũng ghi nhận mức tăng 9,9% trong tháng 5 lên 75.329 bao. Lũy kế từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022 xuất khẩu cà phê rang xay đạt tổng cộng 0,6 triệu bao.