Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 39.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.000 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 39.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 39.800 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 39.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 500 đồng/kg, dao động ở mức 39.800 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
39,100 |
-500 |
Lâm Hà (Robusta) |
39,100 |
-500 |
Di Linh (Robusta) |
39,000 |
-500 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
39.900 |
-500 |
Buôn Hồ (Robusta) |
39.800 |
-500 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
39.800 |
-500 |
Ia Grai (Robusta) |
39.800 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
39.800 |
-500 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
39.800 |
-500 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
41,500 |
-500 |
FOB (HCM) |
2.292 |
Trừ lùi: +55 |
Việt Nam hiện đang là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, sau Brazil, nhưng lại là quốc gia xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới. Với vai trò then chốt như vậy trong chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu, diễn biến giá và những tin tức của thị trường cà phê thế giới có ảnh hưởng không nhỏ tới giá cà phê nội địa. Đồng thời, diễn biến nguồn cung Việt Nam cũng có những tác động trực tiếp đến giá Robusta thế giới.
Do giá thế giới tăng cao, hầu hết các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đều nhanh chóng mua gom hàng với số lượng lớn và với giá cao. Vì vậy, nguồn cà phê dành cho các nhà sản xuất Việt Nam bị thụt giảm lớn về số lượng. Đáng chú ý, lượng cà phê tồn kho ở Việt Nam cho niên vụ 2021/22 giảm 22% so với niên vụ trước, và là năm đầu tiên sụt giảm sau chuỗi tăng 3 năm liên tiếp.
Muốn tiếp tục sản lượng như mọi năm, nhà sản xuất cà phê phải mua vào cà phê trái tươi với giá cao gấp đôi năm 2020/21. Điều này dẫn đến hai hệ luỵ, một là, vốn đầu tư cho mùa vụ tăng cao bất thường và hai là, giá cà phê đầu ra sẽ tăng cao từ 1,5 đến 2 lần.
Nhiều năm qua, khách hàng chính của chuỗi cà phê nội địa đã quen với việc có một giá thành tương đối ổn định, hoặc điều chỉnh vừa phải. Vì thế, nâng giá bán cao quả là một thách thức đối với chủ quán cà phê, những người vừa có một năm khó khăn với đại dịch Covid-19 và nhận biết rõ sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu dùng.
Rất nhiều các nhà sản xuất cà phê nhân, nhà rang xay cà phê và các quán cà phê đang đau đầu tìm lời giải cho bài toán này, và có thể đứng trước nguy cơ phải tạm ngừng hoạt động trước sức ép về giá cả và dòng tiền.
Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 14/1, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 45 USD/tấn ở mức 2.237 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 31 USD/tấn ở mức 2.202 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 3,85 cent/lb ở mức 237 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 3,7 cent/lb ở mức 236,95 cent/lb.
Đầu tháng 1/2022, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới giảm do nhu cầu suy yếu, trong khi thị trường chịu áp lực bán thanh lý, điều chỉnh vị thế đầu cơ, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Ngược lại, giá cà phê arabica tăng trước tâm lý lo ngại nguồn cung từ Brazil giảm do ảnh hưởng của hai cơn bão Eta và Iota, bất chấp việc các quốc gia sản xuất cà phê arabica chế biến ướt chất lượng cao ở khu vực Trung Mỹ báo cáo xuất khẩu tháng 12/2021 tăng mạnh so với tháng 12/2020.
Theo số liệu từ Hiệp hội Cà phê Thế giới (ICO), xuất khẩu cà phê thế giới tháng 11/2021 đạt 9,25 triệu bao cà phê các loại, giảm 12,4% so với tháng 11/2020.
Tính chung 2 tháng đầu niên vụ 2021-2022, xuất khẩu cà phê thế giới đạt 18,87 triệu bao, giảm 8,8% so với 2 tháng đầu niên vụ 2020-2021. Nguyên nhân sụt giảm là do sự ách tắc kéo dài trong việc vận chuyển hàng hóa toàn cầu, không phải do thế giới thiếu hụt nguồn cung cà phê.