Chờ...

Giá cà phê hôm nay 2/1/2022: Ngành cà phê Việt Nam được hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới

(VOH)-Giá cà phê ngày 2/1 đi ngang, xuất khẩu cà phê của VN năm 2022 đạt 1,72 triệu tấn, trị giá 3,94 tỷ USD. Ngành cà phê VN năm 2023 sẽ vẫn được hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới có khả năng phục hồi.

Giá cà phê trong nước hôm nay đi ngang, giá cao nhất là 39.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 38.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 38.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 38.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 39.200 đồng/kg,  tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 39.300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 39.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở 39.300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở 43,300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

38,600

0

Lâm Hà (Robusta)

38,600

0

 Di Linh (Robusta)

38,500

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

39,200

0

Buôn Hồ (Robusta)

39,100

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39,300

0

Ia Grai (Robusta)

39,300

0

ĐẮK NÔNG

 

 
 

39,300

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39,300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

43,300

0

FOB (HCM)

1,829

Trừ lùi: +30

 

Giá cà phê hôm nay 2/1/2023
Ảnh minh họa

Năm 2022, thị trường cà phê toàn cầu đối mặt với nhiều khó khăn khi lạm phát toàn cầu tăng phi mã, người tiêu dùng có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm.

Mặc dù vậy, ngành cà phê Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận khi xuất khẩu tăng trưởng ở mức hai con số so với năm 2021.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 đạt 1,72 triệu tấn, trị giá 3,94 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân cà phê năm 2022 ở mức 2.293 USD/tấn, tăng 16,6% so với năm 2021.

Dự báo năm 2023, ngành cà phê Việt Nam sẽ vẫn được hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới có khả năng phục hồi và nguồn cung trong nước được đảm bảo cả về sản lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang tất cả các khu vực tăng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực châu Đại Dương tăng cao nhất, tăng 73,2% so với cùng kỳ năm 2021; mức tăng thấp nhất 7,9% xuất khẩu tới khu vực châu Phi.

Trong 11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam tới tất cả các thị trường truyền thống đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang Bỉ tăng 144,1%; Italia tăng 35,3%; Nhật Bản tăng 29%; Tây Ban Nha tăng 65,2%; Anh tăng 80,6%.

Trong thời gian này, xuất khẩu tất cả các chủng loại cà phê đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Mức tăng cao nhất 56,3% đối với cà phê arabica; mức tăng thấp nhất 19,6% đối với cà phê excelsa, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá cà phê thế giới giảm mạnh

Khảo sát phiên giao dịch ngày 2/1, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2023 giảm 25 USD/tấn ở mức 1.799 USD/tấn, giao tháng 5/2023 giảm 28 USD/tấn ở mức 1.774 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2023 giảm 2,75 cent/lb, ở mức 167,3 cent/lb, giao tháng 5/2023 giảm 2,8 cent/lb, ở mức 166,95 cent/lb.

Tuần qua, thị trường London có 2 phiên nghỉ lễ và 3 phiên giảm liên tiếp. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm tất 76 USD, tức giảm 4,05 %, xuống 1.799 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trái lại, thị trường New York có 1 phiên tăng và 3 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm tất cả 4,70 cent, tức giảm 2,73 %, xuống 167,30 cent/lb. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Nổi bật trong tuần là những báo cáo khối lượng xuất khẩu cà phê từ các nước sản xuất chính. Trong đó, Brazil dự kiến xuất khẩu tháng 12 sẽ giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, xuống ở mức khoảng hơn 3 triệu bao.

Công ty cung ứng và dự báo nông sản (Conab) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil đã nâng dự báo tổng sản lượng cà phê năm 2022 lên 50,9 triệu bao, tăng 6,7% so với năm trước.

Cơ quan Thương mại Indonesia báo cáo xuất khẩu trong 8 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại (niên vụ của Indonesia tính từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023) đạt tổng cộng 3,37 triệu bao, tăng 54,93% so với cùng kỳ niên vụ trước, chiếm chủ yếu là cà phê Robusta.

Tính đến ngày 27/12, tồn kho cà phê Robusta tăng 63.020 tấn, tức tăng tới 95,98% so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 129.680 tấn (tương đương 2.144.667 bao, bao 60 kg). Điều này góp phần gây áp lực giảm giá trên cả hai sàn giao dịch cà phê kỳ hạn nói chung.

Bên cạnh đó, nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục đè nặng tâm lý đầu cơ trên các thị trường hàng hóa, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khắp nơi làm dấy lại mối lo chung của toàn thế giới.

Nhận định về tình hình sắp tới, chuyên gia Nguyễn Quang Bình khuyến cáo, với thị trường hàng hóa thương phẩm, đặc biệt là cà phê, nhà kinh doanh cần linh hoạt và tìm cách thích ứng với hoàn cảnh. Thị trường vẫn còn nhiều thay đổi nhanh chóng và chưa bền vững. Dòng tiền vẫn tác động mạnh hơn yếu tố cung cầu.