Giá cà phê trong nước tăng mạnh 900 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 43.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 42.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 900 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 42.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 900 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 43,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 43,000đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 900 đồng/kg, giá ở Pleiku là 43,000đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 43,000đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 900 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 43,000đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 900 đồng/kg, dao động ở mức 43,000đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 900 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 43,000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
42,500 |
+900 |
Lâm Hà (Robusta) |
42,500 |
+900 |
Di Linh (Robusta) |
42,400 |
+900 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
43,100 |
+900 |
Buôn Hồ (Robusta) |
43,000 |
+900 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
43,000 |
+900 |
Ia Grai (Robusta) |
43,000 |
+900 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
43,000 |
+900 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
43,000 |
+900 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
47,000 |
+900 |
FOB (HCM) |
2.186 |
Trừ lùi: +55 |
Thời tiết cũng đang không thuận lợi tại vùng Tây Nguyên của Việt Nam khi khu vực này đón nhận những trận mưa lớn, làm ngập nhiều vùng. Đà tăng của giá cà phê Robusta bị hạn chế hơn khi ước báo xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm của Việt Nam tăng 24,2% so với cùng kỳ lên 889.000 tấn.
Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) của Brazil đã báo cáo sản lượng cà phê Arabica trong niên vụ hiện tại 2021/22 có khả năng giảm 13,8% xuống ở 12 - 12,5 triệu bao, thấp hơn khoảng 10,07% so với sản lượng cà phê của niên vụ trước. Ban đầu FNC dự báo tổng sản lượng năm nay sẽ sụt giảm xuống mức 14 triệu bao do thời tiết bất lợi trong giai đoạn quả phát triển và vụ Mitcaca năm nay thu hoạch sớm.
Honduras dự kiến năm nay chỉ xuất khẩu khoảng 5 triệu bao, giảm 1 triệu bao so với dự báo hồi đầu năm. Honduras đã từng đặt mục tiêu phấn đấu đạt sản lượng 10 triệu bao/năm nhưng do thời tiết bất lợi, liên tiếp mất mùa vì mưa bão lũ lụt, đã khiến sản lượng sụt giảm.
Tạp chí Global Business Review có trụ sở tại UAE vừa công bố hai giải thưởng dành cho thương hiệu cà phê Việt Nam gặt hái được nhiều thành công tại thị trường này. Đó là: Danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam của năm 2022” dành cho CEO King Coffee – bà Lê Hoàng Diệp Thảo và Danh hiệu “Thương hiệu cà phê Việt Nam phát triển nhanh nhất” dành cho TNI King Coffee.
Trong suốt 6 tháng (1/10/2021-31/3/2022), King Coffee là thương hiệu duy nhất được chọn để đại diện cho ngành cà phê và văn hóa cà phê Việt Nam tại Triển lãm thế giới EXPO 2020 Dubai – sự kiện được sánh ngang với “World Cup” hay “Olympic” dành cho giới doanh nhân toàn cầu, tổ chức 5 năm một lần và có lịch sử hơn 170 năm.
Giá cà phê thế giới bật tăng
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 2/6, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 30 USD/tấn ở mức 2.136 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 29 USD/tấn ở mức 2.139 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 8,2 cent/lb, ở mức 239,45 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 7,95 cent/lb, ở mức 239,4 cent/lb.
Giá cà phê Arabica trên sàn New York tăng mạnh kéo theo Robusta. Nguyên nhân là do lo ngại điều kiện khô hạn ở các vùng trồng cà phê ở miền nam Brazil có thể dẫn đến sản lượng cà phê Arabica sụt giảm. Dự báo thời tiết của Somar Met. đưa tin hôm thứ Hai rằng Minas Gerais không có mưa trong tuần qua. Minas Gerais chiếm khoảng 30% sản lượng Arabica của Brazil.
Theo ông Adugna Debele, Tổng Giám đốc Cơ quan Quản lý Cà phê và Chè Ethiopia (ECTA), châu Phi chỉ tiêu thụ 9.800 tấn cà phê trong khi châu Âu tiêu thụ lên đến 55.625 tấn mỗi năm, trang allAfrica đưa tin.
Ông Debele chia sẻ rằng, tiêu thụ cà phê ở Ethiopia đã bị mắc kẹt ở mức 50% trong hai thập kỷ qua, có nghĩa là thế hệ trẻ không tiêu thụ mặt hàng này.
Do đó, ông Debele kêu gọi các chính phủ khởi xướng các cách thức sáng tạo để cà phê hấp dẫn hơn với người dân, qua đó có thể gia tăng thu nhập cho các quốc gia và nâng cao sinh kế cho người trồng.
Ông nhận thấy rằng, các quốc gia châu Phi cần phải tăng tiêu thụ cà phê trong nước bằng cách khuyến khích thị hiếu của thế hệ trẻ. Hiện, Ethiopia đã thành lập một trường cao đẳng - nơi sinh viên được dạy cách rang, xay và đóng gói cà phê.
Ông Solomon Rutega, Tổng Thư ký của Tổ chức Cà phê Liên Phi (IACO) tiết lộ rằng, IACO đang đưa phụ nữ và thanh niên vào trong nhóm khách hàng mục tiêu của ngành cà phê để giúp phổ biến tiêu dùng ở châu lục.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Cà phê châu Phi G25 vào thứ Sáu tuần trước (27/5), hơn 500 đại biểu từ 25 quốc gia trồng cà phê châu Phi đã cùng ngồi lại và đánh giá lại hoạt động tổng thể của ngành cà phê ở châu lục này.
Trong đó, một số chuyên gia cà phê đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia châu Phi thực hiện chuyển đổi, cải thiện cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tiến bộ trong sản xuất và thương mại cà phê.