Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 20/11/2020: Chưa dứt đà sụt giảm

(VOH) - Giá cà phê ngày 20/11 tiếp tục giảm thêm 300-400 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế tiếp tục trái chiều.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà về mức 32.600 đồng/kg, tại Di Linh về ngưỡng 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 400đồng/kg, tại Cư M'gar dao động về  mức 33.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê về ngưỡng 33.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch về mức 33.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 300 đồng/kg, dao động về ngưỡng 33.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động về mức 32.900 đồng/kg. 

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 300 đồng/kg về ngưỡng  34.700 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.523 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 100 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 3 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

32,600

-300

— Lâm Hà (Robusta)

32,600

-300

— Di Linh (Robusta)

32,500

-300

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

33.300

-400

— Buôn Hồ (Robusta)

33,100

-400

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

33,000

-300

_ Ia Grai (Robusta)

33,000

-300

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

33,000

-300

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

32.900

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

34,700

-300

Giá cà phê hôm nay 20/11/2020
Ảnh minh họa: internet

Ở thị trường trong nước những ngày đầu tháng 11, giá cà phê trong nước tăng so với cuối tháng 10. Ngày 9/11, giá cà phê trong nước tăng từ 500 – 600 đồng/kg (tương đương mức tăng từ 1,5 – 1,9%) so với ngày 30/10.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 1,7% so với ngày 30/10, lên mức 34.900 đồng/kg.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá cà phê robusta tăng do nguồn cung cà phê robusta toàn cầu bị gián đoạn do thời tiết không thuận lợi tại Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, chiếm 56% tổng sản lượng cà phê toàn cầu.

Nhiều nước thực hiện giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà tăng. Bộ Nông nghiệp Brazil dự báo, sản lượng cà phê robusta thế giới trong niên vụ 2020-2021 đạt 74,3 triệu bao (bao 60kg), tăng 1,6% so với niên vụ 2019 - 2020.

Tuy nhiên, sản lượng cà phê robusta của Việt Nam giảm 3% so với niên vụ 2019-2020, đạt 29,2 triệu bao.

Sản lượng cà phê arabica thế giới niên vụ 2020-2021 dự báo đạt 101,8 triệu bao, tăng 8,5% so với niên vụ 2019-2020.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết dự báo của USDA về thị trường thế giới: sản lượng và xuất khẩu cà phê thế giới niên vụ 2020-2021 dự kiến đạt mức cao kỉ lục do Brazil bước vào năm sản xuất chính.

Sản lượng cà phê thế giới năm 2020-2021 tăng 9,1 triệu bao so với năm trước, đạt mức kỉ lục 176,1 triệu bao, trong đó Brazil dự kiến chiếm phần lớn sản lượng khi vụ Arabica bước vào năm sản xuất chính của chu kỳ sản xuất hai năm 1 lần.

Brazil - nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, ước đạt 61,62 triệu bao, chiếm 35% sản lượng toàn cầu.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica đạt 47,3 triệu bao, chiếm 46,4% tổng sản lượng arabica toàn cầu; robusta đạt 14,2 triệu bao, chiếm 19% tổng sản lượng cà phê robusta.

Trong khi đó, Ngân hàng đầu tư BBA dự báo sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2021 - 2022 sẽ giảm 14 - 21% do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và sự thay đổi chu kì sản xuất cà phê arabica.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới (riêng cà phê Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu khoảng hàng năm đạt khoảng 11,6 -11,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6 – 2,8 tỷ USD). Riêng cà phê rang xay, hòa tan hiện đang được các nước trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, xu hướng tiêu dùng cà phê trong nước cũng tăng mạnh. Đối với xuất khẩu, cà phê rang xay, hòa tan cũng đang được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nên kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo, chiếm 12% trong tổng lượng xuất khẩu cả phê cả nước.

Theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, tiêu thụ cà phê hòa tan trên thế giới tăng trưởng mạnh trong những năm qua cũng như trong thời gian tới. Số liệu gần đây cho thấy, cà phê hòa tan chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam đang có cơ hội sẽ trở thành quốc gia sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu thế giới do sở hữu nguồn cà phê Robusta dồi dào, là nguyên liệu chính để chế biến cà phê hòa tan.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Thời tiết khô hạn có khả năng làm sản lượng cà phê Brasil vụ tới sụt giảm ít nhất 25%, theo Procafé,…Vaccine Covid-19 và nhu cầu cà phê hòa tan giúp giá Robusta đứng vững.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1370

-13

-0.94

2

1370

1370

0

1383

1101

01/21

1391

-11

-0.78

6534

1410

1388

1403

1402

40640

03/21

1403

-6

-0.43

5288

1417

1399

1409

1409

33960

05/21

1416

-5

-0.35

1249

1430

1413

1420

1421

13815

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

120.65

+0.90

+0.75

203

121

118.65

119.8

119.75

1927

03/20

123.2

+0.35

+0.28

22185

124.4

121.15

122.5

122.85

116992

05/21

125.05

+0.35

+0.28

7347

126.2

123.05

124.6

124.7

43335

07/21

126.65

+0.50

+0.40

4082

127.75

124.55

125.7

126.15

34695

Giá cà phê giao dịch sáng nay 19/11, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 giảm thêm 11 USD, xuống 1.391 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 giảm thêm 6 USD, còn 1.403 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York có phiên thứ tư tăng liên tiếp. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 0,35 cent, lên 123,2 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 cũng tăng thêm 0,35 cent, lên 125,05 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Đồng Reais tăng nhẹ 0,41 %, lên đứng ở mức 1 USD = 5,3140 Reais theo xu hướng tích cực của tiền tệ các quốc gia mới nổi, trong khi USDX giảm trở lại khi tình hình dịch bệnh gia tăng đã khiến New York phải đóng cửa trường học kể từ ngày hôm nay.

Giá cà phê duy trì xu hướng trái chiều khi thị trường vẫn còn mối lo mưa bão làm vụ thu hoạch mới ở khu vực Trung Mỹ bị thất thu, trong khi thời tiết khô hạn kéo dài ở Brasil làm lứa bông cà phê nở đầu bị hư hỏng, cậy bị cháy lá, năng suất vụ sắp tới sụt giảm ít nhất 25%, thậm chí mức độ nghiêm trọng “chưa thể lường hết được”, theo Procafé.

Bộ phận Nông nghiệp Nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa đưa ra báo cáo vụ mùa của một số nước sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới. Nhìn chung, sản xuất và xuất khẩu cà phê toàn cầu tiếp tục xu hướng ổn định đến giảm nhẹ trong niên vụ cà phê 2020/2021.

Theo thống kê, có khoảng 10 triệu nông dân trồng cà phê trên 25 quốc gia ở châu Phi. Trong đó, Ethiopia, nơi thói quen uống cà phê đầu tiên xuất hiện, cùng với Uganda, Tanzania và Kenya chiếm đến 80% tổng lượng cà phê xuất khẩu của châu Phi.

Từ quan điểm nông nghiệp, Đông Phi là một trong những khu vực trồng cà phê tốt nhất thế giới. Nơi đây sở hữu những vùng cao nguyên có nhiệt độ và lượng mưa vừa phải đủ để giữ cho đất đai màu mỡ.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang đe dọa sự cân bằng này và trong tương lai không xa Đông Phi có thể chứng kiến diện tích đất trồng cà phê giảm đi đáng kể, theo DW.

Theo nghiên cứu mới nhất từ các chuyên gia của Viện Tài nguyên Thế giới, nếu các quốc gia không đưa ra biện pháp thích hợp thì biến đổi khí hậu sẽ làm giảm khoảng 50% diện tích trồng cà phê trên toàn thế giới vào năm 2050.

Bình luận