Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.600 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,200đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 300 đồng/kg, dao động ở 41,100 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45.200 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,700 |
+300 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,700 |
+300 |
Di Linh (Robusta) |
40,600 |
+300 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,300 |
+300 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,200 |
+300 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,200 |
+300 |
Ia Grai (Robusta) |
41,200 |
+300 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.200 |
+300 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41,100 |
+300 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,200 |
+300 |
FOB (HCM) |
2.162 |
Trừ lùi: +55 |
Thời gian tới, các chuyên gia cảnh báo cán cân cung - cầu cà phê có thể phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến tăng trưởng kinh tế thế giới đi xuống, nhu cầu tiêu thụ giảm. Trong khi đó, giá nguyên, nhiên vật liệu, chi phí trồng, chế biến, vận chuyển cà phê đều tăng do căng thẳng địa chính trị toàn cầu.
Quý 1/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam là 58.700 tấn, đạt kim ngạch 1,3 tỷ USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 60,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Đây là giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê tính theo quý cao nhất từ trước đến nay.
Trên bình diện thế giới, Brazil vẫn là quốc gia đứng vị trí thứ nhất về xuất khẩu cà phê, thứ 2 là Việt Nam, tiếp theo sau là Indonesia. Indonesia đã xuất khẩu 1,1 triệu bao cà phê hòa tan trong giai đoạn từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 3 năm nay. Hiện nay Việt Nam vừa kết thúc vụ thu hoạch cà phê, thì Brazil và Indonesia cũng bắt đầu thu hoạch cà phê Robusta vụ mới.
Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 22/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 19 USD/tấn ở mức 2.094 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 22 USD/tấn ở mức 2.114 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 9,35 cent/lb, ở mức 228,15 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 8,65 cent/lb, ở mức 228,1 cent/lb.
Giá cà phê trên cả hai sàn đảo chiều tăng mạnh, diễn biến có thể không bất ngờ với phần lớn thị trường, do khả năng đầu cơ sớm quay lại mua vào do giá sàn New York đã xuống đứng ở mức thấp hơn 3 tuần.
Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng sau khi không còn chịu áp lực hết hạn quyền chọn và ngày thông báo giao hàng đầu tiên (FND) của kỳ hạn tháng 5/2022 (ngày 21/4). Giá Arabica bật tăng mạnh, lấy lại tất cả những gì đã mất từ đầu tuần. Giới đầu cơ bắt đầu mua mạnh khi giá sàn New York đã xuống đứng ở mức thấp hơn 3 tuần qua. Thị trường đang chờ đợi phiên họp đầu tháng 5/2022 của FED, với dự đoán tổ chức này tiếp tục tăng lãi suất để khống chế lạm phát.
Thị trường hiện đang chịu tác động không nhỏ từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và chỉ số USDX vẫn còn đứng ở mức cao, trong khi áp lực của việc thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế và nâng lãi suất cơ bản tiền tệ của các NHTW lớn sắp tới vì lạm phát vượt mức, có thể khiến đà giảm của sàn New York chưa thể kết thúc.
Nếu cầu tiêu thụ tăng 3,3% như ICO dự báo, thị trường cà phê toàn cầu sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022, trái ngược với mức thặng dư gần 6 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021. Đây đồng thời là mức thâm hụt lớn nhất từ trước đến nay.
Sự sụt giảm này chủ yếu là do nhà sản xuất số một thế giới là Brazil, đã thu hoạch một vụ mùa nhỏ hơn. Tuy nhiên, tình hình cung cầu có thể thay đổi do kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ suy thoái, chi phí đầu vào và sản xuất tăng, trong khi tiêu thụ giảm do cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu đạt 9,9 triệu bao (loại 60 kg/bao), giảm nhẹ so với con số 10,2 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sau 5 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 (tháng 10/2021 đến tháng 2/2022), xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu đã giảm 3% so với cùng kỳ niên vụ trước xuống còn 47,2 triệu bao.
Trong đó, xuất khẩu của nhóm cà phê arabica Brazil giảm 15,7% xuống 16,2 triệu bao; nhóm arabica Colombia giảm 12,7% xuống 5,4 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu của nhóm cà phê arabica khác tăng mạnh 17,8% lên mức 8,2 triệu bao; xuất khẩu nhóm cà phê robusta cũng tăng 6,7%, đạt 17,4 triệu bao.
Trái ngược với sự sụt giảm cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan lại đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng khối lượng cà phê hòa tan xuất khẩu toàn cầu đã tăng tới 64,9% trong tháng 2, lên 1,5 triệu bao so với 888.000 bao của tháng 2/2021.
Tính chung 5 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, đã có tổng cộng 5,7 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu trên toàn thế giới, tăng mạnh 21,7% so với mức 4,7 triệu bao cùng kỳ niên vụ trước.
Đóng góp vào sự tăng trưởng này là hai quốc gia Brazil và Indonesia, với mức tăng trưởng xuất khẩu là 14,6% và 50,4%. Xuất khẩu cà phê đã rang xay cũng tăng 4,2% trong tháng 2, lên 61.182 bao từ 58.733 bao vào tháng 2/2021.